Ủy ban Olympic quốc tế tuyển chọn bảy lãnh đạo Olympic trẻ ở khu vực châu Á

Ủy ban Olympic quốc tế đã chọn ra 25 lãnh đạo trẻ kể cận của tổ chức này. Trong đó có bảy thành viên đến từ khu vực châu Á. Hoạt động này là một phần của chương trình bốn năm do đối tác Olympic toàn cầu Panasonic hỗ trợ.

Những nhà lãnh đạo tương lai đến từ 25 quốc gia và năm châu lục và sẽ tận dụng sức mạnh của thể thao để tạo ra sự khác biệt tích cực trong cộng đồng của họ.

Ủy ban Olympic quốc tế tuyển chọn bảy lãnh đạo Olympic trẻ ở khu vực châu Á (ảnh: ocasia)

Thế hệ lãnh đạo trẻ thứ năm của Ủy ban Olympic quốc tế sẽ được kế thừa những thành quả từ chương trình triển khai vào năm 2016. Chương trình này cũng đã được chuyển từ mô hình hàng năm sang mô hình bốn năm.

Với tư cách là đại sứ Olympic, các lãnh đạo trẻ của Ủy ban Olympic quốc tế cũng sẽ đóng vai trò tích cực trong việc tư vấn cho Ủy ban Olympic quốc tế và Phong trào Olympic về các chủ đề cụ thể, đồng thời thúc đẩy Thế vận hội và các giá trị của Olympic trên toàn thế giới một cách hiệu quả hơn

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cho biết: “Tất cả chúng ta trong cộng đồng Olympic đều có chung sứ mệnh biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn thông qua thể thao. Chương trình lãnh đạo trẻ của Ủy ban Olympic quốc tế đang trao quyền cho những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới để thực hiện sứ mệnh này trong cộng đồng của họ”.

Chủ tịch Thomas Bach cũng gửi lời cảm ơn đối tác Olympic Panasonic, đã góp phần tạo nên thành công của ba phiên bản đầu tiên của chương trình, để chương trình tiếp tục được mở rộng hơn nữa.  25 ứng viên cuối cùng được chọn ra trong số 350 ứng viên nộp đơn, tất cả đều có nền tảng hoặc niềm đam mê thể thao rõ ràng.

Ủy ban Olympic quốc tế sẽ công bố danh sách đoàn thể thao người tị nạn Olympic tham dự Tokyo 2020 vào tháng Sáu 

Ủy ban Olympic quốc tế đã có kế hoạch công bố danh sách đoàn thể thao người tị nạn Olympic tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 vào tháng Sáu. Hiện có khoảng 55 VĐV đang tìm kiếm cơ hội tham dự sự kiện thể thao đa môn mùa hè lớn nhất thế giới sẽ điễn ra tại thành phố thủ đô của Nhật Bản.

Đoàn thể thao người tị nạn ra mắt tại Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016 với 10 VĐV tranh tài ở các môn điền kinh, judo và bơi. Năm 2019, tổng cộng có 37 VĐV được nhận tài trợ trong quá trình chuẩn bị tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020.

Ủy ban Olympic quốc tế cho biết Quỹ đoàn kết Olympic hiện đang hỗ trợ cho 55 VĐV đang tập luyện với hy vọng tranh tài tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Các VĐV đến từ 13 quốc gia và được tham gia tập luyện ở 21 quốc gia trên khắp năm châu lục gồm: Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Canada, Croatia, Ai Cập, Pháp, Đức, Israel, Jordan, Kenya, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Hà Lan, New Zealand, Trinidad và Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.

Các VĐV sẽ tham gia thi đấu các môn thể thao: điền kinh, thể thao dưới nước, cầu lông, quyền anh, canoeing, xe đạp, judo, karate, taekwondo, bắn súng, cử tạ và vật.

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cho biết, kể từ Thế vận hội Olympic mùa hè Rio 2016, Quỹ đoàn kết Olympic đã đầu tư hơn 2 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ các VĐVngười tị nạn nhận tài trợ Olympic chuẩn bị cho Thế vận hội. Danh sách chính thức các VĐV người tị nạn tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 sẽ được công bố vào tháng Sáu.

Danh sách được công bố sẽ dựa trên một số tiêu chí như: thành tích thể thao, tình trạng tị nạn đã được xác nhận. Ngoài ra cũng có sự cân nhắc tính cân bằng giữa các môn thể thao, khu vực và giới tính. Thời gian công bố danh sách này dự kiến sẽ trùng vào Ngày Tị nạn Thế giới 20 tháng Sáu.

Cũng theo Ủy ban Olympic quốc tế, một thỏa thuận đã được thiết lập với Cơ quan Kiểm tra quốc tế để đảm bảo các VĐV sẽ được kiểm tra trước khi tuyển chọn. Các VĐV và huấn luyện viên của họ cũng sẽ có thể truy cập vào chương trình đào tạo trực tuyến về chống doping, bảo vệ và phúc lợi chung của VĐV trong thời gian tiền Thế vận hội.

Ủy ban Olympic quốc tế cũng cam kết sẽ tiếp tục giúp đỡ các VĐV tị nạn không tham dự Tokyo 2020 cũng như hỗ trợ các thành viên của đội sau khi Thế vận hội Olympic kết thúc thông qua các chương trình Đoàn kết Olympic khác nhau, bao gồm cả việc giúp đỡ trong quá trình chuyển đổi sự nghiệp VĐV của họ.

Một bản cập nhật về Quỹ tị nạn Olympic (được ra đời sau sự xuất hiện của đội tị nạn Olympic tại Rio 2016) cũng đã được báo cáo Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế

Ủy ban Olympic quốc tế cho biết 200.000 thanh niên ở sáu quốc gia đang được hưởng lợi từ các chương trình thể thao được xây dựng nhằm cải thiện sức khỏe và hòa nhập xã hội. Ví dụ về một dự án có trụ sở tại Uganda được khởi động gần đây có tên là "Game Connect", được hỗ trợ bởi một nhóm các đối tác, bao gồm Ủy ban Olympic Uganda, Hiệp hội Tình nguyện viên trong Dịch vụ Quốc tế (AVSI), Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn, Thể thao Thanh niên Uganda và quyền tham gia. Chương trình này được thiết lập nhằm mục đích tăng cường sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của hơn 10.000 thanh niên tị nạn tại các khu định cư và khu ổ chuột trên khắp Uganda.

Ủy ban Olympic quốc tế cũng xác nhận Tổ chức Người tị nạn Olympic đã nhận được một khoản tài trợ từ Chính phủ Pháp để hỗ trợ những người tị nạn và di cư thông qua thể thao ở Pháp, nhằm khởi động một chương trình hoạt động ban đầu ở khu vực Paris trong suốt năm 2021. Tổ chức Người tị nạn Olympic hy vọng sẽ mang đến cho một triệu thanh niên bị ảnh hưởng bởi tình trạng di dời chỗ ở được tiếp cận với thể thao vào năm 2024.

Địa điểm thi đấu thể thao điện tử của Hàng Châu 2022 sẽ được hoàn thành vào cuối tháng Mười 

Ban tổ chức Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu 2022 cho biết địa điểm thi đấu mới của thể thao điện tử sẽ được hoàn thành trước ngày 21/10/2021. Thi đấu thể thao điện tử đã được lên kế hoạch tại Quận  Xiacheng, Hàng Châu.

Địa điểm thi đấu mới đang được xây dựng là một phần của công viên sinh thái có thiết kế cấu trúc xoáy và có sức chứa 4.087 khán giả. Công trình có tổng diện tích xây dựng là 80.000 mét vuông. Thời gian hoàn thành địa điểm này sẽ diễn ra trước Đại hội gần một năm.

Thể thao điện tử đã được chính thức thông qua để đưa vào chương trình thi đấu của Hàng Châu 2022 tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Olympic châu Á vào tháng 12. Theo đó, sẽ có sáu nội dung huy chương của môn này tại kỳ Đại hội thể thao đa môn lớn nhất châu lục. Mọi hoạt động diễn ra trong thời gian thi đấu của thể thao điện tử tại Hàng Châu 2022 sẽ do Liên đoàn thể thao điện tử châu Á giám sát, chịu trách nhiệm,

Tại kỳ Đại hội thể thao châu Á vào năm 2018 tổ chức ở in Jakarta và Palembang, thể thao điện tử chỉ tham gia với tư cách là môn thể thao biểu diễn. Thể thao điện tử cũng đóng vai trò là môn thể thao biểu diễn tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á năm 2017 và cũng sẽ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội diễn ra tại Thái Lan vào năm 2021.

A.T