Hội đồng Olympic Châu Á cho biết mối quan tâm về virus Covid-19 đã tăng lên trong những tuần gần đây sau khi phát hiện ra các biến thể mới ở Anh, Nam Phi và Brazil.
Quyết định được đưa ra nhằm phục vụ lợi ích chung của tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia liên quan và đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của các vận động viên và tất cả những người tham gia. Tổng cộng có 30 môn thể thao (28 môn thể thao tính huy chương và hai môn thể thao biểu diễn) được đưa vào chương trình của Đại hội và đã được Hội đồng Olympic Châu Á thông qua vào năm ngoái.
Các môn thể thao tính huy chương gồm: điền kinh trong nhà, cue sports, bowling, khiêu vũ thể thao, cờ vua, bóng đá trong nhà, patin, leo núi thể thao, bơi, muay thai, jujitsu, thể thao mạo hiểm, Cầu mây, kurash, bóng sàn, bóng lưới, taekwondo, khúc côn cầu trong nhà, karate, thể thao điện tử, cầu lông, pencak silat, nhảy cổ động, sambo, chèo thuyền trong nhà, bóng chuyền, bóng rổ 3x3, đấu vật truyền thống và kickboxing. Teqball và các môn thể thao trên không là những môn thể thao biểu diễn. Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á là sự kiện gần đây nhất mà Hội đồng Olympic châu Á công bố lùi thời gian tổ chức do đại dịch Covid-19. Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2021 đã bị hoãn lần thứ hai vào tháng 12, thời gian tổ chức mới chưa được Hội đồng Olympic châu Á xác nhận. Thủ đô Ashgabat của Turkmenistan là nơi diễn ra Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á gần đây nhất vào năm 2017.
Thành Đô 2021 dự kiến tổ chức họp Hội nghị trưởng đoàn trực tuyến
Ban tổ chức Thành Đô 2021 đã công bố cuộc họp Trưởng đoàn Đại hội thể thao sinh viên thế giới thuộc Liên đoàn thể thao sinh viên thế giới sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ban đầu, cuộc họp này dự kiến diễn ra theo hình thức trực tiếp từ ngày 19 - 21/4. Ban tổ chức Thành Đô 2021 cho biết quyết định chuyển cuộc họp theo hình thức trực tuyến được đưa ra sau các cuộc thảo luận với Liên đoàn thể thao sinh viên thế giới. Quyết định này được đưa ra cũng liên quan tới tác động của đại dịch Covid 19 vì với sức khỏe và sự an toàn của đại diện tất cả các đoàn thể thao được coi là ưu tiên hàng đầu. Thời gian tổ chức các cuộc họp trực tuyến vẫn chưa được xác định. Hội nghị trưởng đoàn được tổ chức họp nhằm thảo luận về công tác chuẩn bị cho Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 18 -29/8. Có 18 môn thể thao trong chương trình thi đấu của Thành Đô 2021. Đây sẽ là lần thứ ba trong 20 năm, Trung Quốc tổ chức sự kiện này, sau Đại hội ở Bắc Kinh năm 2001 và Thâm Quyến năm 2011.
Ủy ban Olympic quốc tế hy vọng có nhiều người tham gia tiêm chủng Covid-19 trước thềm Tokyo 2020 càng tốt
Ủy ban Olympic quốc tế đã bày tỏ hy vọng sẽ có càng nhiều người nước ngoài tham gia tiêm chủng Covid-19 trước thềm Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 càng tốt. Tổ chức này cũng nhấn mạnh cam kết hỗ trợ tiếp cận ưu tiên đối với các nhóm người có nguy cơ cao và nhân viên y tế. Thành viên cấp cao của Ủy ban Olympic Quốc tế Richard Pound tuyên bố rằng việc ưu tiên các vận động viên được tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ là "cách thực tế nhất" để đảm bảo Thế vận hội hội Olympic Tokyo 2020 diễn ra năm nay.
Ở Canada, có thể có 300 hoặc 400 vận động viên sẽ được ưu tiên sử dụng vắc-xin trong số vài triệu liều để có thể đại diện cho quốc gia này tham dự sự kiện thể thao đa môn mùa hè lớn nhất thế giới. Với quy mô của Thế vận hội Olympic mùa hè chắc sẽ không có sự phản đối kịch liệt của công chúng đối với ưu tiên đặt ra. Đó là quyết định của mỗi quốc gia và sẽ có người nói rằng họ cũng đang xếp hàng tuy nhiên đó là cách thực tế nhất.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach từng khuyến khích các vận động viên tiêm vắc xin Covid-19 nhưng khẳng định đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Các vận động viên nên tiêm phòng như một "cách thể hiện sự tôn trọng" đối với các đối thủ khác cũng như nước chủ nhà. Ủy ban Olympic quốc tế cũng gợi ý rằng họ sẽ gánh vác một một phần kinh phí cho việc tiêm chủng cho những người tham gia Thế vận hội Tokyo 2020. Phát ngôn viên của Ủy ban Olympic quốc tế cho biết, tổ chức này tiếp tục hỗ trợ việc tiêm chủng cho những người có nhu cầu, các nhóm có nguy cơ cao, y tá, bác sĩ y tế và tất cả những người đang duy trì sự an toàn cho xã hội. Đây cũng là điều mà cán bộ cấp cao Pound nhấn mạnh.
Liên quan đến Thế vận hội Olympic, Ủy ban Olympic quốc tế và Ban tổ chức Tokyo 2020 đã tuân theo nguyên tắc để định hướng mọi quyết định cho đến nay, đó là tổ chức Thế vận hội trong một môi trường an toàn cho tất cả những người tham gia. Ủy ban Olympic quốc tế cho biết vắc xin "rõ ràng là một yếu tố rất quan trọng" trong số những biện pháp đối phó Covid-19 sẽ được áp dụng tại Tokyo 2020. Chúng là một trong nhiều công cụ có sẵn được sử dụng theo cách thích hợp vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Ủy ban Olympic quốc tế đã gửi đi một thông điệp rõ ràng ngay từ đầu rằng tiêm chủng không phải là nghĩa vụ.
Ủy ban Olympic quốc tế và Ủy ban Paralympic quốc tế hoàn toàn thống nhất trong cam kết rằng việc khuyến khích càng nhiều người nước ngoài tham gia tiêm chủng trước thời điểm diễn ra Thế vận hội càng tốt. Ủy ban Olympic quốc tế sẽ làm việc với các Ủy ban Olympic quốc gia để khuyến khích và hỗ trợ các vận động viên, quan chức và các bên liên quan của họ tiêm chủng trước khi đến Nhật Bản. Việc này cũng góp phần tạo môi trường an toàn của Thế vận hội, nhưng cũng thể hiện sự tôn trọng đối với người dân Nhật Bản. Các vận động viên và những cá nhận liên quan nên tự tin rằng mọi thứ đang được thực hiện để bảo vệ không chỉ những người tham gia, mà còn bảo vệ chính người dân Nhật Bản.
Các vận động viên là những hình mẫu quan trọng và thông qua việc tiêm vắc-xin, họ có thể gửi một thông điệp tiêm chủng không chỉ vì sức khỏe cá nhân mà còn về sự đoàn kết và quan tâm đến hạnh phúc của những người khác trong cộng đồng. Tổng thư ký Ủy ban Olympic Canada David Shoemaker cho biết, tổ chức này đang nghiên cứu các loại vắc xin cho các vận động viên của mình trước Thế vận hội.
Tổng thư ký Shoemaker cũng khẳng định các nhân viên tuyến đầu và những cá nhân dễ bị tổn thương phải tiếp tục được ưu tiên tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 của Canada. Giám đốc điều hành Hiệp hội Olympic Anh Andy Anson hy vọng các vận động viên có thể được xem xét tiêm vắc xin trước Thế vận hội. Ưu tiên phải là những người cần vắc xin nhất, nhân viên tuyến đầu, người già và những người dễ bị tổn thương. Hy vọng đến một thời điểm trước thềm Thế vận hội Olympic các vận động viên có thể được xem xét để tiêm phòng, nhưng việc tiêm phòng cũng chỉ được tiến hành khi thích hợp.
Ủy ban Olympic của Israel đã khuyến nghị các vận động viên nên tiêm vắc xin Covid-19 cho Thế vận hội Tokyo 2020 để bảo vệ bản thân
Một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Israel đã bắt đầu triển khai vắc-xin. Theo Reuters, việc Nhật Bản phê duyệt vắc xin Moderna được coi là khó khả thi vào thời điểm đến tháng Năm. Tuy nhiên, người phụ trách bộ phận kinh doanh vắc xin Nhật Bản Masayuki Imagawa cho biết, một cuộc thử nghiệm vắc xin của Nhật Bản sẽ bắt đầu vào tháng này, và nếu khả thi có thể được thông qua vào thời điểm trên.
A.T