![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/5450/0009976_An Do sua.jpg.jpeg)
Ấn Độ chính thức khởi động cuộc vận động đăng cai Cúp Bóng đá châu Á năm 2027 (Ảnh: insidethegames)
Trong một buổi họp báo, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ấn Độ Praful Patel và Bộ trưởng Thể thao và Thanh niên Ấn Độ Kiren Rijiju cũng tuyên bố về những lợi ích mà đất nước có được từ việc đăng cai giải đấu hàng đầu của Liên đoàn Bóng đá châu Á. Bộ trưởng Rijiju cũng khẳng định cần phải tạo ra những ngôi sao, nhưng nếu không có được vị trí không thể tạo động lực cho thế hệ tiếp theo.
Chủ tịch Patel cũng tiết lộ về lộ trình của Liên đoàn Bóng đá Ấn Độ, bắt đầu với việc đăng cai World Cup U17 nam năm 2017, nhằm làm đòn bẩy tiếp tục hướng tới khả năng đăng cai Asian Cup. Ấn Độ cũng tham gia vận động đăng cai World Cup nữ dưới 17 tuổi vào năm 2020, nhưng sự kiện này đã bị hoãn lại đến năm 2022 do đại dịch Covid-19. Vào năm 2022, quốc gia này cũng sẽ đăng cai Cúp bóng đá nữ châu Á. Chủ tịch Patel tin rằng một tiến trình tự nhiên có thể được xây dựng cho giải đấu năm 2027 và cũng nêu tham vọng là Ấn Độ có đủ điều kiện tham dự World Cup 2026. Chủ tịch Patel cũng đặt mục tiêu đến World Cup 2026 sẽ có 8 đội từ châu Á góp mặt chứ không chỉ dừng lại ở con số 5 đội như hiện nay.
Nếu đạt mục tiêu đặt ra thì đây là sẽ bước đệm để bóng đá Ấn Độ có thể góp mặt tại World Cup vào năm 2026. Liên đoàn Bóng đá Ấn Độ và Bộ Thể thao và Thanh niên Ấn Độ rất hy vọng vào tương lai của bóng đá, bởi Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và có dân số trẻ. Những kỳ World Cup đã giúp Ấn Độ tạo ra một đội tuyển từ khi còn rất trẻ, bên cạnh đó Ấn Độ còn có các học viện trên khắp đất nước. Điều này đã mang lại cho Ấn Độ một nguồn nhân tài trong quá trình phát triển. Ấn Độ chưa bao giờ thi đấu tại FIFA World Cup. Còn tại AFC Asian Cup ở Israel, năm 1964, Ấn Độ về Nhì do để thua chủ nhà trong trận chung kết.
Bộ trưởng Rijiju bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với đề án này còn Chủ tịch Patel thì chia sẻ rằng Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ đầy đủ cho Liên đoàn bóng đá Ấn Độ chi phí đăng cai giải đấu. Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt nhất có thể, Chính phủ Ấn Độ đều sẽ hậu thuẫn. Chủ tịch Patel tin rằng dân số khoảng 1,3 tỷ người của Ấn Độ nên là điểm độc đáo của đề án đăng cai.
Chủ tịch Patel cho biết khuôn mẫu cho một giải đấu, dù là Asian Cup hay World Cup, đây đều là những khuôn mẫu đã được thiết lập sẵn. Mỗi quốc gia cung cấp một yếu tố độc đáo và Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới và ở châu Á, chúng tôi phải được xem xét đặc biệt. Việc nhiều người sẽ tham gia vào trò chơi hoặc tham gia xem trò chơi và nó sẽ mang lại một mô hình doanh thu tốt hơn. Logo của Ấn Độ cho giải đấu cũng được tiết lộ là một con hổ hoàng gia - một biểu tượng gắn liền với đội tuyển bóng đá quốc gia. Liên đoàn bóng đá toàn Ấn Độ cũng công bố khẩu hiệu của mình "Cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng hơn" nhằm mục đích cải thiện bóng đá châu Á cùng với Liên đoàn Bóng đá châu Á. Quốc gia đăng cai dự kiến sẽ được công bố tại Đại hội bất thường của Liên đoàn Bóng đá châu Á vào năm 2021.
Nhật Bản khai trương trung tâm theo dõi sức khỏe để kiểm soát du khách tại Tokyo 2020
Nhật Bản sẽ thành lập một trung tâm theo dõi sức khỏe vào tháng Ba tới để theo dõi du khách trước và trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020. Đất nước này đang có kế hoạch chấp nhận các chuyến du lịch theo nhóm nhỏ trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Đây được coi như một phần trong chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nhằm phục hồi ngành du lịch. Công dân nước ngoài từ 152 quốc gia và khu vực hiện bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản do hậu quả của đại dịch Covid-19. Theo hướng dẫn mới, khách du lịch sẽ có thể nhập cảnh vào đất nước này nếu họ cung cấp kết quả xét nghiệm và mua bảo hiểm y tế. Khách du lịch cũng sẽ được yêu cầu đăng ký số hộ chiếu của họ với trung tâm theo dõi sức khỏe và cập nhật thông tin hàng ngày về tình trạng sức khỏe của họ trong hai tuần. Nếu nghi ngờ có nhiễm bệnh, Trung tâm sẽ tư vấn bằng nhiều ngôn ngữ và thông tin thu thập được sẽ được cung cấp cho các trung tâm y tế công cộng và chính quyền địa phương.
Trung tâm cũng được thiết lập để tạo ra các hướng dẫn cho các khách sạn và đại lý du lịch về cách ứng phó nếu một du khách xét nghiệm dương tính với Covid 19. Vẫn chưa biết liệu khán giả có thể tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 hay không, mặc dù Ban tổ chức đang nỗ lực đưa ra các biện pháp đối phó với Covid 19 để đảm bảo tổ chức Thế vận hội thành công và an toàn. Cùng với việc đăng ký tại trung tâm theo dõi sức khỏe, những du khách nước ngoài cũng phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid 19 và tải xuống ứng dụng theo dõi điện thoại thông minh khi đến.
Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang cũng được đưa ra. Ban tổ chức Tokyo 2020 Toshirō Mutō cho biết các biện pháp dành cho khán giả, bao gồm cả cư dân không phải là người Nhật Bản, sẽ được đưa ra vào mùa xuân, trong khi Thống đốc Tokyo Yuriko Koike gần đây đã tiết lộ hy vọng về một Thế vận hội với đầy đủ khán giả có mặt.
Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia thiết lập thời gian tổ chức Đại hội thể thao bãi biển thế giới năm 2023
Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia đã ấn định ngày tổ chức Đại hội thể thao bãi biển thế giới lần thứ hai vào năm 2023 từ ngày 24 -30/9. Trước đó vào tháng 5 nay nay, Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia đã đưa quyết định dời thời gian tổ chức sự kiện này từ năm 2021 sang năm 2023. Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia cho biết Hội đồng Điều hành đã quyết định không tổ chức sự kiện theo kế hoạch vào năm 2021 nhằm giảm bớt áp lực đối với các Ủy ban Olympic quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid 19. Điều này sẽ đảm bảo các Ủy ban Olympic Quốc gia có thể tập trung vào việc chuẩn bị cho các vận động viên của mình hướng tới Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 sẽ được tổ chức vào năm tới cũng như Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022.
Tổng thư ký Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia Gunilla Lindberg cho biết, việcđưa ra quyết định về thời gian tổ chức Đại hội thể thao bãi biển vào thời gian trên
cũng nhằm tránh đụng độ với Đại hội thể thao Liên Mỹ ở Santiago, sẽ diễn ra từ ngày 20/10 - 5/11. Hội đồng điều hành Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia cũng đã xin ý kiến từ các Ủy ban Olympic quốc gia về việc tổ chức Đại hội thể thao Bãi biển Thế giới vào năm 2021 hay 2023.
Những người tham gia Tokyo 2020 có thể sẽ phải kiểm tra Covid-19 từ 4 đến 5 lần trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản
Các vận động viên có thể sẽ phải kiểm tra Covid 19 từ 4 đến 5 lần trong thời gian lưu trú tại Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020, như một phần của các biện pháp đối phó với đại dịch. Kyodo News cũng cho biết Nhật Bản cũng đã sẵn sàng tiết lộ chính sách thử nghiệm. Các chính sách này sẽ sớm được công bố sau cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm đối phó với Covid 19 bao gồm các quan chức của Chính phủ Nhật Bản, Chính quyền Thủ đô Tokyo và Ban tổ chức Tokyo 2020 với Thủ tướng chính phủ.
Nhật Bản hiện có thời hạn cách ly 14 ngày đối với những người mới đến từ hầu hết các quốc gia, nhưng các nhà tổ chức đang xem xét nới lỏng các hạn chế. Giám đốc điều hành Tokyo 2020 Toshirō Mutō trước đó đã xác nhận rằng các vận động viên, huấn luyện viên và quan chức có thể được miễn kiểm dịch, mặc dù họ có khả năng phải đối mặt với các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát sự lây lan của Covid 19.
Có thông tin cho rằng 960 triệu đô la đã được chi cho các biện pháp đối phó với COVID-19 tại Tokyo 2020.
A.T