Ban tổ chức Tokyo 2020 đã sưu tầm đủ số chai nhựa để tạo nên các bục tái chế

Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020 đã công bố thu thập đủ số chai nhựa nhằm tạo ra các bục tái chế sử dụng tại các sự kiện thể thao Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020.

Với tổng số 24,5 tấn nhựa đã qua sử dụng và khoảng 400.000 chai bột giặt được thu gom, Ban tổ chức hy vọng Thế vận hội sẽ trở thành sự kiện bền vững nhất. Được phát động từ tháng 6/2019, Dự án Bục tái chế từ các chai nhựa phục vụ cho các buổi lễ trao giải kêu gọi người dân quyên góp đồ nhựa gia dụng đã qua sử dụng để tái chế. Dự án cũng có sự tham gia của các nhà bán lẻ lớn và 113 trường học trên khắp Nhật Bản, Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020 và nhà tài trợ Thế vận hội P&G Group.

Ban tổ chức Tokyo 2020 đã sưu tầm đủ số chai nhựa để tạo nên các bục tái chế (Ảnh: insidethegames)

Các sản phẩm được thu thập trong chín tháng và chiến dịch đã đạt được mục tiêu vào tháng 3/2020, cùng thời điểm công bố Thế vận hội bị hoãn lại sang năm sau do đại dịch COVID-19. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Olympic và Paralympic, công chúng tham gia thu gom nhựa đã qua sử dụng để sản xuất bục trao thưởng Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020.

Với khái niệm "Cùng nhau trở nên tốt đẹp hơn", Tokyo 2020 đang hướng tới các giải pháp bền vững ở cả Nhật Bản và thế giới. Ban tổ chức Thế vận hội cũng hy vọng sử dụng các vật liệu tái chế, tái sử dụng và tái chế 99% tất cả các vật phẩm mua sắm.

Dự án huy chương Tokyo 2020, thu thập các thiết bị điện tử nhỏ như điện thoại di động và tái chế chúng, để sử dụng cho việc sản xuất các huy chương tại Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020. Tokyo 2020 cũng đã tuyên bố rằng 100% điện năng được sử dụng tại các địa điểm sẽ từ các nguồn tái tạo. Ngoài ra còn có các sáng kiến nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông như các nhà bán lẻ Nhật Bản dự kiến tính phí sử dụng túi nhựa trong thời gian diễn ra Thế vận hội.

Đội tuyển quốc gia Trung Quốc sẽ bắt tay vào tập huấn cho Thế vận hội mùa đông vào tháng tới

Tiến độ xây dựng Trung tâm Trượt băng Quốc gia ở Diên Khánh cho Thế vận hội mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh đã được đẩy nhanh đến mức đội tuyển quốc gia sẽ có thể bắt đầu tập luyện ở đó vào đầu tháng tới. Theo Tân Hoa Xã, Trung tâm này đã bắt đầu chế tạo băng vào ngày 18/9 và khu phức hợp sẽ hoàn thành vào cuối tháng. Tám công ty quốc tế từ Nga, Pháp, Canada và các quốc gia khu vực khác đã tham gia vào công việc chế tạo băng cùng với 20 nhà sản xuất nước đá trong nước. Trung tâm Trượt băng Quốc gia sẽ là địa điểm thi đấu đầu tiên của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 mà đội tuyển quốc gia có thể tập luyện vào thời điểm 16 tháng trước khi Thế vận hội Mùa đông diễn ra vào tháng 2/2022. Một nhóm quản lý hỗ trợ vận hành thực địa đặc biệt cũng đã được thành lập để đảm bảo nhiệm vụ huấn luyện của đội tuyển quốc gia được tiến hành hiệu quả. Vào khoảng cuối năm 2020, Trung tâm Trượt tuyết Quốc gia, Trung tâm Trượt tuyết Alpine Quốc gia và Làng Olympic mùa đông Diên Khánh đều sẽ hoàn thành. Với sức chứa 2.000 chỗ ngồi và 8.000 chỗ ngồi, Trung tâm Trượt băng Quốc gia sẽ là địa điểm có xe trượt băng và đường ray đầu tiên ở Trung Quốc.

Tất cả các địa điểm thi đấu của Thành Đô 2021 đang được cải tạo sẽ hoàn thành vào tháng Hai tới

Ủy ban thường trực Ban tổ chức Thành Đô 2021 đã khẳng định rằng công tác cải tạo 33 địa điểm thi đấu của Đại hội Thể thao sinh viên thế giới mùa hè đã khởi công và sẽ hoàn thành vào cuối tháng Hai năm 2021. Làng vận động viên và các địa điểm thi đấu đang trong quá trình thi công hầu hết đều đảm bảo tiến độ yêu cầu. Trong số đó, địa điểm đào tạo bóng bàn quốc gia của thành phố đã hoàn thiện. Trong số 49 địa điểm thi đấu của Đại hội thì có 13 địa điểm đang được xây mới và 36 địa điểm được cải tạo lại, không kể một trung tâm truyền thông chính của Đại hội. Địa điểm diễn ra Lễ Khai mạc Đại hội là Sân vận động chính ở Công viên thể thao Hồ Dong'an. Trung tâm báo chí chính và 13 địa điểm đang được xây mới sẽ hoàn thành vào tháng 4/2021.

Phòng tập thể dục tại trường trung học Long Tuyền cũng sắp hoàn thành để đưa vào sử dụng. Nhà thi đấu thuộc trường Cao đẳng nghề quốc tế Tứ Xuyên cũng gần hoàn thiện với những hạng mục thi công chính bước vào giai đoạn cuối. Đại học Thành Đô được giao trách nhiệm tuân theo các khái niệm quy hoạch và thiết kế “cởi mở, hội nhập, xanh và thông minh” đồng thời tập trung vào hội nhập văn hóa - dựa trên khuôn viên hiện có để chuyển đổi và nâng cấp công trình Làng vận động viên. Công trình được kỳ vọng sẽ hoàn thành và đưa vào phục vụ vào tháng3/2021.

Thư mời tham dự Đại hội cũng đã được gửi tới 212 quốc gia và vùng lãnh thổ vào ngày 18/8 và hệ thống đăng ký trực tuyến cũng đã được mở chính thức. Hội nghị trưởng đoàn sẽ được tổ chức trong thời gian từ ngày 19 – 23/4 để khởi động công tác chuẩn bị cho “Sổ tay cho Trưởng đoàn”.

Đại học Thành Đô sẽ đăng cai 18 nội dung thi đấu của các môn thể thao bắt buộc gồm bóng rổ, bóng bàn và tùy chọn đối với các môn võ thuật, chèo thuyền và bắn súng. Đại hội thể thao sinh viên thế giới mùa hè Thành Đô 2021 dự kiện diễn ra từ ngày 18 – 29/8/2021.

Việc hoãn Thế vận hội mùa hè Olympic và Paralympic Tokyo 2020 lại là lợi thế đối với cầu lông Malaysia

Theo đó, Hiệp hội Cầu lông Malaysia coi việc hoãn tổ chức Thế vận hội mùa hè Olympic và Paralympic Tokyo 2020 là một may mắn đối với các tay vợt của mình, bởi điều này cho phép họ có thời gian chuẩn bị thêm. Cầu lông là một trong những môn thể thao Olympic mạnh nhất của Malaysia với rất nhiều kỳ vọng đang đặt lên vai các tay vợt nước này. Phát biểu với Free Malaysia Today tại giải vô địch quốc gia, giải Cầu lông được tổ chức đầu tiên của đất nước kể từ tháng Ba, Tổng thư ký Kenny Goh cho biết: việc hoãn tổ chức Thế vận hội lại là "cơ hội" cho đội. Các vận động viên có nhiều thời gian và cơ hội hơn để tập luyện. Tổng thư ký Kenny Goh chia sẻ rằng các vận động viên Cầu lông Malaysia có mặt bằng độ tuổi trẻ hơn so với các quốc gia đối thủ có các cầu thủ đã giải nghệ - ví dụ như Lin Dan của Trung Quốc, người đã hai lần vô địch Olympic ở nội dung đơn nam vào năm 2008 và 2012 nhưng đã giã từ sự nghiệp thi đấu. Đó cũng là một lợi thế đối với các tay vợt của Malaysia. Đối với một số quốc gia có các cầu thủ lớn tuổi thì thời gian một năm cũng đủ tạo ra sự khác biệt lớn. Còn các thành viên của đội tuyển Cầu lông quốc gia Malaysia phần lớn tương đối trẻ và điều đó chính là lợi thế.

Malaysia có bề dày lịch sử trong môn Cầu lông nam, ba lần vô địch Cúp Thomas những năm đầu tiên và sau đó cũng giành được các danh hiệu năm 1967 và 1992. Phong độ của Cầu lông Malaysia được khẳng định từ giữa những năm 1980 đến đầu những năm 2000. Tám trong số mười Một huy chương Olympic của Malaysia giành được là ở môn Cầu lông, trong đó có 3 huy chương Bạc tại Olympic Rio 2016. Malaysia cũng đứng đầu bảng tổng sắp huy chương Cầu lông tại ba kỳ Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung liên tiếp từ 2006 đến 2014. Malaysia hiện có các tay vợt trong tốp 10 trên bảng xếp hạng thế giới đơn nam, đôi nam và đôi nam nữ, với Lee Zii Jia, 22 tuổi, gần đây đã đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng đơn.

A.T