Đây là cuộc chạy đua tay đôi giữa hai ứng cử viên là Qatar và Ả rập Saudi. Vị quan chức 84 tuổi sẽ phụ trách một nhóm làm việc mười người, được công bố bởi Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah. Ông Wei Jizhong là Phó Chủ tịch danh dự của Hội đồng Olympic châu Á đồng thời cũng là thành viên của Ban điều hành và là Chủ tịch của Ủy ban đạo đức Hội đồng Olympic châu Á. Ông Wei cũng nguyên là Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền quốc tế (đảm trách dẫn dắt Liên đoàn trong những năm 2008 - 2012 và đồng thời đảm trách vai trò là Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc). Các thành viên khác của Ủy ban đánh giá đã được công bố còn bao gồm Tổng Giám đốc của Hội đồng Olympic châu Á Husain Al Musallam. Chủ tịch Ủy ban Hậu cần Hội đồng Olympic châu Á Ryu Seung Min, đại diện Ủy ban vận động viên Mikaela Cojuangco. Chủ tịch Ủy ban Olympic Lebanon Jean Hammam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Ủy ban Olympic Mông Cổ Battushig Batbold và hai thành viên khác là Tiến sĩ Mohd. Yunus Popalzay, Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Afghanistan và Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Turkmenistan Azat Muradov. Hai thành viên cuối cùng của Ủy ban đánh giá sẽ được lựa chọn từ trụ sở của Hội đồng Olympic châu Á ở Kuwait.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/3009/0007536_Ông Wei.jpg.jpeg)
Ông Wei Jizhong (Trung Quốc) sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban đánh giá Hội đồng Olympic châu Á cho cuộc vận động giành quyền đăng cai Đại hội thể thao châu Á 2030 (Ảnh: insidethegames)
Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah bày tỏ sự hài lòng đối với nhân sự của Ủy ban đánh giá Hội đồng Olympic châu Á. Đó đều là những nhà lãnh đạo thể thao trên khắp khu vực châu Á, với nhiều kinh nghiệm có được từ các kỳ Đại hội thể thao châu Á và Thế vận hội Olympic. Chính vì vậy, Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah tin tưởng rằng các thành viên của Ủy ban đánh giá Hội đồng Olympic châu Á có thể đảm đương được mọi kỳ vọng về xây dựng kế hoạch, công tác chuẩn bị, công tác quản lý và vận hành Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á 2030. Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah khẳng định: Đại hội thể thao châu Á phát triển lớn mạnh trở thành một sự kiện thể thao đa môn lớn nhất trên thế giới. Thành công này rất đáng tự hào.
Qatar đề xuất đăng cai Đại hội thể thao châu Á năm 2030 tại Doha còn Ả Rập Saudi chọn thành phố thủ đô Riyadh làm điểm đến của sự kiện thể thao lớn nhất châu lục vào năm 2030. Hội đồng Olympic châu Á đã yêu cầu cả hai quốc gia đệ trình kế hoạch đăng cai vào ngày 4 tháng Mười. Đây sẽ là một cuộc cạnh tranh hấp dẫn giữa hai quốc gia dầu mỏ giàu có, có chung đường biên giới ở khu vực Trung Đông. Doha từng có kinh nghiệm đăng cai Đại hội thể thao châu Á năm 2006 và Qatar đặt mục tiêu đăng cai Thế vận hội Olympic mùa hè, sớm nhất là vào năm 2032. Quốc gia này cũng sẽ đăng cai FIFA World Cup vào năm 2022. Ả Rập Saudi chưa bao giờ đăng cai bất cứ một kỳ Đại hội thể thao châu Á nào thế nhưng là ứng cử viên thường xuyên cho các sự kiện lớn vì thể thao là một phần quan trọng trong kế hoạch dài hạn của nước này. Cả Ả Rập Sau đi và Qatar đều bày tỏ sự quan tâm tới việc đăng cai Cúp bóng đá châu Á năm 2027, giải đấu thuộc hệ thống của Liên đoàn Bóng đá châu Á.
Đại hội thể thao châu Á gần đây nhất với 465 nội dung thi đấu của 40 môn thể thao được tổ chức tại Jakarta và Palembang ở Indonesia năm 2018 với sự tham dự của 11.300 vận động viên từ 45 Ủy ban Olympic quốc gia. Hàng Châu, Trung Quốc sẽ tổ chức kỳ Đại hội thể châu Á năm 2022 và phiên bản năm 2026 được lên lịch tại Aichi-Nagoya ở Nhật Bản.
Cuộc họp đầu tiên để đưa ra các biện pháp đối phó với corona vi rút ở Tokyo 2020
Cuộc họp đầu tiên để đưa ra các biện pháp đối phó với corona vi rút trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 kỳ vọng sẽ sớm được tổ chức khi Nhật Bản đang bước vào giai đoạn gấp rút chuẩn bị cho sự kiện Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020 buộc phải dời ngày tổ chức sang năm 2021. Cuộc họp sẽ được tiến hành dưới sự chủ trì của Chính phủ Nhật Bản có sự tham gia đầy đủ của Ban tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 và Ban tổ chức địa phương (thành phố thủ đô Tokyo nơi sự kiện diễn ra). Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kazuhiro Sugita sẽ đảm trách vai trò chủ tọa các phiên họp. Cuộc họp cũng sẽ có sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, Cục Nhập cư và các chuyên gia y tế.
Các biện pháp đối phó với Corona vi rút được coi là quan trọng trong việc tạo nên sự yên tâm cho các vận động viên cũng như là điều kiện để Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 được tổ chức theo đúng kế hoạch đặt ra. Những phiên họp liên quan dự kiến sẽ thường xuyên được tổ chức trong những tháng tới nhằm xác định "các biện pháp đối phó mạnh mẽ". Các biện pháp đối phó dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2020. Theo Thông tấn Kyodo, vấn đề kiểm soát biên giới và các giải pháp đảm bảo an toàn cho các vận động viên tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 là một trong những chủ đề được thảo luận.
Nhật Bản hiện từ chối nhập cảnh đối với công dân của 146 quốc gia và khu vực như một phần của cuộc chiến chống lại đại dịch corona vi rút. Những người được phép nhập cảnh phải trải qua hai tuần cách ly. Dự kiến, khoảng 11.000 vận động viên đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tranh tài tại Thế vận hội Olympic mùa hè ở Tokyo. Ban tổ chức hy vọng các biện pháp đối phó sẽ giúp xoa dịu những nghi ngờ về mức độ an toàn của Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 vẫn đang bị đe dọa bởi đại dịch corona vi rút.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy những ý kiến không chắc chắn về việc Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 sẽ được tổ chức từ đại diện công chúng, tình nguyện viên và các đối tác liên quan. Thống đốc Tokyo Yuriko Koike đã tuyên bố rằng tình hình corona vi rút đang được cải thiện ở Nhật Bản,
A.T