Báo cáo khí hậu cho thấy hơn nửa các quốc gia đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông sẽ không thể tổ chức sự kiện này cho tới năm 2050

Một báo cáo mới về sự thay đổi khí hậu cho thấy hơn một nửa thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông sẽ không thể đăng cai sự kiện này trong vòng 30 năm tới.

Học giả David Goldblatt (tác giả của ấn phẩm liên quan tới thể thao toàn cầu, sự khẩn cấp đối với khí hậu và sự thay đổi nhanh chóng) cho biết 10 trong số 19 chủ nhà của Thế vận hội Olympic mùa đông sẽ không thể trở thành điểm đến của các môn thể thao mùa đông cho đến năm 2050. Vào năm 2080, số lượng các quốc gia đăng cai truyền thống phù hợp sẽ giảm xuống còn sáu ứng cử viên,

Báo cáo cũng cho biết, sự thay đổi khí hậu là không đồng nhất nhưng một hậu quả phổ biến của sự thay đổi khí hậu đó là nhiệt độ trung bình ở khắp mọi nơi đều sẽ tăng lên. Như vậy có nghĩa là ở khu vực núi, nơi sẽ diễn ra các môn thể thao mùa đông sẽ ít tuyết hơn ( tuyết sẽ ít rơi hơn và sẽ tan nhanh hơn). Ban tổ chức của Thế vận hội Olympic mùa đông Vancouver 2020 cũng đã từng chia sẻ rằng sự ấm lên của thời tiết đã tạo nên những thách thức đối với Ban tổ chức trong quá trình chuẩn bị địa điểm thi đấu cho các vận động viên tại Núi Cypress. Ban tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông Sochi 2014 cũng cảnh báo tương tự.

Rất nhiều vận động viên cũng phàn nàn về sự thiếu hụt số lượng tuyết dẫn tới giảm tốc độ, độ ẩm và rất khó để điều động số lượng tuyết có sẵn. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các Thế vận hội Olympic mùa đông là cầu nối quan trọng nhất đối vói thể thao thế giới và môi trường. Kể từ khi ra đời vào năm 1924, Thế vận hội Olympic mùa đông đã luôn luôn là cơ hội để quảng bá các cơ sở thể thao mùa đông cũng như các hệ sinh thái núi mỏng manh hay là cơ sở để xây dựng nên hạ tầng cơ sở cho giao thông và du lịch.

Vào đầu năm 1932, việc đưa nội dung bobsleigh vào Thế vận hội Olympic mùa đông Lake Placid là nguyên nhân dẫn tới chủ trương phải đốn hạ nhiều cây xanh cũng đã bị người dân phản đối. Và cho tới những năm 1990, nhiều vấn đề về môi trường liên quan tới sự kiện Thế vận hội Olympic mùa đông Albertville 1992 và Ủy ban Olympic quốc tế đã thực sự nhận ra sự nghiêm trọng của các vấn đề liên quan tới môi trường.

Những đề xuất trong báo cáo cũng bao gồm việc chỉ chấp nhận những Liên đoàn thể thao không có chỉ số carbon là không tham gia Thế vận hội Olympic cho tới năm 2030. Sau năm 2030, bất cứ một sự kiện thể thao toàn cầu hoặc giải đấu thể thao toàn cầu nào không đảm bảo chỉ số carbon là không sẽ bị hoãn hoặc hủy. Các liên đoàn thể thao quốc gia không đạt được tiến bộ đáng kể cũng có thể sẽ  bị loại trừ.

Các Hiệp định Paris và Khung hành động thể thao khí hậu của Liên Hợp Quốc cho rằng chúng ta vẫn còn 30 năm và chúng ta có thể giải quyết vấn đề này vào năm 2050, nhưng như Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã tranh luận, chúng ta thực sự chỉ có một thập kỷ hoặc lâu hơn để giải quyết vấn đề này. Vì vậy, đã đến lúc thế giới thể thao cần bắt đầu giảm lượng carbon lớn và ngay lập tức.

Vào tháng Ba năm nay, Ủy ban Olympic quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng tất cả các thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông từ năm 2030 sẽ phải đưa ra nội dung liên quan tới mục tiêu "tích cực về khí hậu". Các yếu tố cụ thể liên quan đến lượng khí thải carbon sẽ được thêm vào Hợp đồng thành phố chủ nhà và mỗi Ban tổ chức sẽ được yêu cầu nỗ lực cao hơn nghĩa vụ hiện tại là giảm và bồi thường lượng khí thải carbon liên quan trực tiếp đến hoạt động của họ.

Điều này bao gồm "giảm thiểu và bù đắp lượng khí thải carbon trực tiếp, cũng như gián tiếp". Việc thực hiện "các giải pháp carbon cho Thế vận hội Olympic cũng sẽ là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các thành phố chủ nhà.

Các vận động viên Olympic Nepal kỷ niệm Ngày Olympic 2020 bằng kế hoạch trồng cây

Chủ tịch Ủy ban Olympic Nepal Jeevan Ram Shrestha đã thực hiện nghi thức trồng cây nhằm đánh dấu kỷ niệm Ngày Olympic 2020 tại một buổi lễ có sự tham gia của người dân ở Pokhara với số lượng giới hạn (Ảnh: insidethegames)

Chủ tịch Ủy ban Olympic Nepal Jeevan Ram Shrestha đã thực hiện nghi thức trồng cây nhằm đánh dấu kỷ niệm Ngày Olympic 2020 tại một buổi lễ có sự tham gia của người dân ở Pokhara với số lượng giới hạn. Chủ tịch  Ủy ban Olympic Nepal Jeevan Ram Shrestha cũng đã gửi đi một thông điệp về sức khỏe và bày tỏ sự tin tưởng rằng đại dịch toàn cầu hiện nay sẽ nhanh chóng được giải quyết sớm.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Nepal Jeevan Ram Shrestha cầu mong sự phục hồi nhanh chonhs đế với tất cả những khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch corona vi rút. Chủ tịch Ủy ban Olympic Nepal Jeevan Ram Shrestha cũng chia sẻ rằng Tổ chức Y tế thế giới nên xúc tiến việc chấp nhận corona vi rút như là một phần của cuộc sống để không quá sợ hãi về đại dịch.

Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Nepal Nilendra Raj Shrestha cho biết, tất cả các hoạt động thể thao đã trở nên bế tắc. Theo chỉ dẫn của Chính phủ Nepal, Ủy ban Olympic Nepal đã tổ chức một buổi lễ kỷ niệm Ngày Olympic với số lượng người tham dự hạn chế. Chương trình còn có sự tham dự của Thư ký của Diễn đàn Thanh niên và Thể thao Ram Prasad Thapaliya, Điều phối viên của Thể thao cho mọi người Bishnu Kumar Shrestha và Thư ký Thành viên của Hội đồng Thể thao Quốc gia Ramesh Silwal Lagaet.

A.T

Ảnh trong bài
  • Báo cáo khí hậu cho thấy hơn nửa các quốc gia đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông sẽ không thể tổ chức sự kiện này cho tới năm 2050
  • Báo cáo khí hậu cho thấy hơn nửa các quốc gia đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông sẽ không thể tổ chức sự kiện này cho tới năm 2050