Chủ tịch Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia Caribbean và Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Trinidad và Tobago Brian Lewis cùng chủ trì cuộc họp. Cuộc họp cũng có sự tham gia của Tổng thư ký Keith Joseph của St Vincent và Grenadines cùng các thành viên liên quan.
Nội dung quan trọng của chương trình nghị sự được đề cập tới trong cuộc họp của Ủy ban điều hành là sự hỗ trợ liên tục cho Guadeloupe, nơi chuẩn bị tổ chức Đại hội thể thao Caribbean khai mạc từ ngày 30 tháng Sáu đến ngày 4 tháng Bảy. Mặc dù Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 bị hoãn lại vào thời điểm chỉ ba tuần sau khi kết thúc Đại hội nêu trên, Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia Caribbean dự định sẽ tiếp tục tổ chức Đại hội theo đúng thời gian dự kiến.
Chủ tịch Brian Lewis cho biết, thể thao sẽ đối mặt với một số thách thức sau covid 19 và Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia Caribbean sẽ tham gia vào các hoạt động của cả vùng Caribbean và Châu Mỹ nhiều nhất có thể nhằm vận động và để cho tiếng nói của chúng ta được lắng nghe. Đại hội thể thao Caribbean được tổ chức bốn năm một lần với sự tham dự của các vận động viên dưới 23 tuổi đại diện cho các quốc gia trong khu vực.
Ủy ban Olympic và Paralympic Canada được nhận sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/2601/Canada-danh-gia-cao-chinh-phu.jpg)
Ủy ban Olympic và Paralympic Canada thể hiện rõ vai trò trong quá trình cứu trợ và phục hồi liên quan tới Covid19 (Ảnh: insidethegames)
Ủy ban Olympic và Paralympic Canada đã bày tỏ sự vui mừng khi chính phủ nước này tuyên bố hỗ trợ về tài chính. Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault tuyên bố khoản tiền đầu tư trị giá 51 triệu đồng cho lĩnh vực thể thao trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch covid 19. Các tổ chức thể thao quốc gia và các Viện thể thao quốc gia sẽ nhận được khoản hỗ trợ trị giá 24,6 triệu đô la Mỹ. Các tỉnh, vùng lãnh thổ sẽ nhận được 23,1 triệu đô la Mỹ và chương trình hỗ trợ vận động viên nhận được 3,5 triệu đô la Mỹ. Cả Ủy ban Olympic và Paralympic Canada đều bày tỏ thái độ cảm ơn đối với sự hỗ trợ này từ phía chính phủ.
Một tuyên bố chung của hai tổ chức này nhấn mạnh lời cảm ơn chân thành tới Thủ tướng Justin Trudeau và Bộ trưởng Guilbeault vì khoản ngân sách đầu tư 72 triệu đô la Mỹ hỗ trợ cho hệ thống thể thao tại Canada. Các tổ chức thể thao quốc gia đang đối mặt với những hạn chế đáng kể trong đó bao gồm cả dòng tiền hạn chế, giảm nhân công. Cùng với gói ngân sách này, Ủy ban Olympic và Paralympic Canada cũng sẽ hỗ trợ đầy đủ cho các tổ chức thể thao quốc gia và cộng đồng thể thao rộng lớn. Ủy ban Olympic và Paralympic Canada vẫn thể hiện rõ vai trò trong quá trình cứu trợ và phục hồi liên quan tới Covid-19.
Hiện ở Canada có khoảng 66.000 trường hợp nhiễm covid 19, và hơn 4500 người tử vong. Các sự kiện dự kiến được tổ chức tại Canada gồm giải vô địch trượt băng thế giới, giải quần vợt Rogers Cup và giải đua công thức một ở Canada Grand Prix cũng phải hoãn hoặc hủy do đại dịch.
Ủy ban Paralympic quốc tế mong muốn khai trương Bảo tàng Paralympic đầu tiên tại Tokyo
Ủy ban Paralympic quốc tế đã tuyên bố về mong muốn sẽ khai trương Bảo tàng Paralympic đầu tiên tại Tokyo vào mùa hè này. Bảo tàng được đặt tại Coredo Muromachi Terrace ở Nihonbashi. Ủy ban Paralympic quốc tế sẽ phối hợp với Mitsui Fudosan Co. Ltd trong quá trình ra mắt và vận hành bảo tàng từ ngày 25 tháng Tám đến cuối tháng Chín nhằm giới thiệu về lịch sử 60 năm cũng như phát triển mạnh mẽ của phong trào Paralympic.
Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons cho biết khi các sự kiện Paralympic tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng thì điều quan trọng là Ủy ban Paralympic quốc tế phải lập biểu đồ lịch sử nhấn mạnh việc Phong trào Paralympic đã đi được một quãng đường khá dài trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Bảo tàng Paralympic sẽ mang đến niềm vui và kiến thức cho khách thăm quan thông qua các câu chuyện và triển lãm rằng phong trào đã phát triển thế nào từ một sự kiện ban đầu chỉ dành cho 16 cựu chiến binh vào năm 1948 để trở thành sự kiện thẻ thao lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2020.
Đây là một lịch sử đáng chú ý về tầm nhìn của một người đàn ông đã giúp thay đổi xã hội toàn cầu, trao quyền và làm phong phú thêm cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Được thành lập vào năm 1948 bởi nhà khoa học thần kinh người Đức Sir Ludwig Guttmann tại Bệnh viện Stoke Mandeville ở Anh, Phong trào Paralympic ban đầu tập trung vào việc phục hồi các cựu chiến binh trong Thế chiến II bị thương.
Năm 1960, Thế vận hội Paralympic đầu tiên được tổ chức tại Rome, Ý, với sự tham gia của 400 vận động viên đến từ 23 quốc gia. Tháng 8 này, Tokyo sẽ trở thành thành phố đầu tiên tổ chức Paralympic lần thứ hai khi quy tụ 4.350 vận động viên giỏi nhất thế giới từ hơn 165 quốc gia.
A.T