Ấn Độ cũng là ứng cử viên duy nhất cho phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế. Một đoàn đại biểu của Ủy ban Olympic quốc tế đã tới thăm Mumbai vào tháng mười Một để khảo sát khả năng đăng cai của quốc gia này.
Chủ tịch Ủy ban đánh giá Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế Ng Ser Miang đã dẫn đầu đoàn đại biểu tới thăm và làm việc với Hiệp hội Olympic Ấn Độ. Chủ tịch Hiệp hội Olympic Ấn Độ Narinder Batra, Tổng thư ký Rajeev Mehta và thành viên Ủy ban Olympic Ấn Độ người Trung Quốc Nita Ambani tiếp và làm việc cùng đoàn.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cho biết: Ấn Độ là quốc gia có dân số lớn thứ hai thế giới, là quốc gia có dân số trẻ và cũng có những tiềm năng lớn ở các môn thể thao Olympic. Chính vì vậy, Ủy ban Olympic quốc tế mong muốn khai thác tiềm năng to lớn này, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ Hiệp hội Olympic Ấn Độ và tất cả các Liên đoàn quốc gia để thúc đẩy và tăng cường thể thao Olympic ở Ấn Độ. Năm 2023 cũng trùng với kỷ niệm 75 năm độc lập của Ấn Độ.
Ấn Độ lần đầu tiên đăng cai tổ chức phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế vào năm 1983 tại New Delhi. Ấn Độ cũng tham gia vận động đăng cai Olympic và Paralympic 2032. Theo quy trình trước đây, Ủy ban Olympic quốc tế sẽ bầu thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông 2030 tại Phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế vào năm 2023. Nhưng mốc thời gian bảy năm đã bị hủy bỏ do thay đổi rộng rãi trong quy trình đăng cai, có nghĩa là có khả năng chủ nhà của Thế vận hội 2030 sẽ công bố sớm hơn năm 2023.
Ủy ban Olympic quốc tế bổ sung các yêu cầu tích cực về khí hậu đối với các sự kiện Thế vận hội mùa đông
Các thành phố đăng cai các sự kiện Thế vận hội mùa đông sẽ phải bổ sung nội dung khí hậu tích cực trong kế hoạch đăng cai kể từ năm 2030 (Ảnh: insidethegames)
Các thành phố đăng cai các sự kiện Thế vận hội mùa đông sẽ phải bổ sung nội dung khí hậu tích cực trong kế hoạch đăng cai kể từ năm 2030. Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế đã đưa quyết định này tại cuộc họp ở Lausanne để bổ sung các yếu tố cụ thể liên quan đến lượng khí thải carbon trong Hợp đồng đăng cai với thành phố chủ nhà.
Mỗi Ban tổ chức tương lai sẽ được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ giảm thiểu và bù đắp lượng khí thải carbon trực tiếp, cũng như gián tiếp liên quan đến hoạt động chuẩn bị cũng như tổ chức sự kiện. Việc thực hiện các giải pháp carbon cho Thế vận hội Olympic và hơn thế nữa cũng sẽ là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các thành phố chủ nhà. Ủy ban Olympic quốc tế cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với từng thành phố chủ nhà để đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu, sẽ có hiệu lực từ Thế vận hội 2030 trở đi.
Nội dung khí hậu tích cực được định nghĩa là một hoạt động được triển khai nhằm đạt được mục tiêu khí thải carbon bằng không, tạo ích lợi cho môi trường thông qua việc loại bỏ khí thải carbon khỏi bầu không khí. Quyết định này được Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế đưa ra tại cuộc họp gần đây nhất nhằm phản hồi lại những quan tâm liên quan tới tác động của thay đổi khí hậu đến Thế vận hội mùa đông.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cho biết sự thay đổi khí hậu là thách thức chưa từng có và vấn đề này đòi hỏi một sự phản hồi mạnh mẽ. Hướng tới tương lai, chúng ta cần làm nhiều hơn để giảm thiểu và bù đắp những tác động của con người tới môi trường. Ủy ban Olympic quốc tế mong muốn đảm bảo rằng trong lĩnh vực thể thao, chúng ta luôn đóng vai trò tiên phong trong nỗ lực toàn cầu để giải quyết biến đổi khí hậu và để lại một di sản tích cực, hữu hình cho hành tinh này.
Trung Quốc sẽ sử dụng tiền kỹ thuật số tại Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022
Theo một cán bộ cấp cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đồng tiền kỹ thuật số sẽ được sử dụng tại Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 do bốn ngân hàng tại Trung Quốc chịu trách nhiệm, tham gia vào hoạt động này. Hướng tới Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, sự kiện này sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 20 tháng Hai tại Bắc Kinh và Hồ Bắc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc là những ngân hàng dự kiến sẽ thực hiện phân phối tiền tệ cũng như thực hiện các thử nghiệm nội bộ tại bốn thành phố trong thời gian tới đây. Các thành phố dự kiến tham gia vào dự án này bao gồm: khu vực mới Xiong'an, Thâm Quyến, Thành Đô và Tô Châu. Tuần trước, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã phát hành một ứng dụng cho việc sử dụng tiền kỹ thuật số với người dùng được chọn từ bốn thành phố đủ điều kiện sử dụng.
A.T