Olympic Paris 2024

Huyện Thăng Bình – Quảng Nam đặt mục tiêu phát triển TDTT toàn diện

Trong những năm qua, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cấp ủy, chính quyền huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động TDTT. Với việc đa dạng hóa các hình thức luyện tập, chương trình, nội dung thi đấu đã thu hút rất đông các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện TDTT một cách tự giác và đi vào nề nếp.

Phát triển phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở

Xác định phong trào TDTT trong quần chúng là đòn bẩy cho sự phát triển thể thao thành tích cao, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã không ngừng nỗ lực trong việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về vai trò, lợi ích, tác dụng của việc tập luyện TDTT.

Nhằm đưa phong trào TDTT phát triển, huyện đã xây dựng kế hoạch, phát động các phong trào tập luyện với nhiều bộ môn thể thao phù hợp với điều kiện, lứa tuổi và sở thích của đông đảo nhân dân.

Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ trong các tần lớp nhân dân

Hàng năm, vào dịp lễ tết, huyện vận động các xã, các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động thi đấu, giao lưu TDTT. Là đơn vị có phong trào TDTT phát triển mạnh của tỉnh, hàng năm cấp ủy, chính quyền huyện Thăng Bình đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp; đánh giá nắm bắt kịp thời môn thể thao ưa thích, thế mạnh của người dân địa phương. Thường xuyên tổ chức các đợt giao lưu, các giải thể thao quần chúng lồng ghép với các hoạt động văn hoá, văn nghệ vào những dịp lễ lớn đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. Từ đó, góp phần tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức cũng như hành động của đông đảo người dân trong việc tham gia các hoạt động TDTT để nâng cao sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đặc biệt, huyện luôn quan tâm tạo điều kiện đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, sân bãi, phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT cũng như tổ chức các giải thi đấu từ cơ sở đến cấp huyện. Trong đó, hệ thống thiết chế - văn hóa thể thao được nâng cấp, xây dựng. Hiện nay các nhà văn hóa tổ dân phố, bản được đầu tư chỉnh trang khuôn viên, trang thiết bị và sân tập luyện TDTT để phù hợp với tiêu chí nông thôn mới, đô thị văn minh. Bên cạnh các môn thể thao hiện đại như: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn,... huyện còn chú trọng phát triển các môn thể thao dân tộc, truyền thống như: Kéo co, Đẩy gậy, Tó má lẹ, Bắn nỏ…

Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cho học sinh và hoạt động rèn luyện sức khỏe thân thể được chú trọng. 100% trường học trên địa bàn huyện đảm bảo giảng dạy môn GDTC theo quy định của Bộ GDĐT. Nhiều trường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa thường xuyên. Qua phong trào TDTT, hằng năm huyện tuyển chọn và thành lập các đoàn tham gia các giải thể thao cấp tỉnh,

giành nhiều giải thưởng cho huyện.

Mặc dù vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhất là về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động; song các xã vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động TDTT, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Các thiết chế văn hóa – thể thao ở cơ sở được khai thác và sử dụng hiệu quả, vừa đáp ứng yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị đồng đồi cũng là nơi tập luyện TDTT cho đông đảo nhân dân. Các mô hình CLB TDTT, CLB văn nghệ – thể thao, điểm nhóm tập luyện TDTT được nhân rộng.

Với những hoạt động phong phú, đa dạng, phong trào TDTT đã đi sâu vào đời sống xã hội, lan tỏa khắp các địa bàn dân cư, tạo sợi dây gắn kết, tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Ý thức rèn luyện thân thể để bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao.

Hướng đến các mục tiêu 100% xã có ít nhất 01 công trình TDTT.

Ngành thể thao của huyện cũng thường xuyên đốc thúc các đơn vị tích cực thực hiện Kết luận 70/KL –TW về phát triển TDTT trong giai đoạn mới gắn với Kết luận số 617-KL/TU, ngày 16/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển sự nghiệp văn hóa, TDTT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Trên cơ sở đó, Thăng Bình đặt mục tiêu đến năm 2025: Số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 37% trở lên; số gia đình thể thao đạt trên 25%; số CLB thể thao tăng 03 - 05%/năm. Số cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa duy trì đạt 100%; thực hiện thường xuyên hoạt động thể thao ngoại khóa đạt 90% trở lên; 90% trở lên trường học có CLB thể thao; tổ chức dạy bơi, phổ cập bơi cho học sinh đạt trên 40%.

100% xã có ít nhất 01 công trình TDTT quy mô cấp xã, như: sân vận động, bể bơi, điểm lắp đặt dụng cụ tập luyện thể dục ngoài trời và các công trình thể thao khác. Các xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới phấn đấu có ít nhất 02 công trình TDTT và có điểm lắp đặt dụng cụ tập luyện thể dục ngoài trời.

Cấp thôn, khu phố: 100% thôn, khu phố có ít nhất một công trình TDTT như: sân Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, khu đi bộ ngoài trời...; xây dựng các khu, điểm vui chơi cho trẻ em và lắp đặt dụng cụ TDTT ngoài trời.

Phấn đấu đến năm 2030: Số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 40% trở lên; số gia đình thể thao đạt 30%. Tỷ lệ trường phổ thông trên địa bàn huyện đạt mức quy định về đội ngũ nhà giáo; cơ sở vật chất TDTT; chương trình TDTT nội khóa, ngoại khóa và chất lượng TDTT theo quy định. Số cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức dạy bơi, phổ cập bơi cho học sinh đạt trên 60%.

100% số xã, thị trấn đạt mức quy định về thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; mỗi xã, thị trấn có ít nhất 05 CLB TDTT trở lên; sẽ phấn đấu có sân vận động riêng của huyện, có nhà tập luyện TDTT, có bể bơi đạt chuẩn theo quy định. Phấn đấu đạt và duy trì vị trí thi đua cao tại Đại hội TDTT tỉnh năm 2026.

Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đồng thời đưa phong trào TDTT tiếp tục lan tỏa rộng khắp, thời gian tới huyện Thăng Bình tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác phát triển TDTT trong giai đoạn mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng hoạt động TDTT; tăng cường các nguồn lực cho sự nghiệp TDTT; chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng VĐV có năng khiếu; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển phong trào TDTT, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân.8

Bài, ảnh VD

Ảnh trong bài
  • Huyện Thăng Bình – Quảng Nam đặt mục tiêu phát triển TDTT toàn diện