Sáng kiến hiện thu hút hơn 2.200 thành viên cộng đồng, được thành lập bởi VĐV Trượt tuyết Olympic Tracy Evans-Land vào năm 2012 và hướng đến mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới thông qua thể thao.
Bình đẳng giới: Di sản của Paris 2024 (ảnh: insidethegames)
Liên hợp quốc báo cáo rằng tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động của Rwanda chỉ đạt 48,2% và chỉ chiếm 32% các vị trí được đưa ra quyết định trong khu vực tư nhân. Sáng kiến này hy vọng sẽ giải quyết được khoảng cách giới tính phổ biến của đất nước thông qua thanh thiếu niên bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu và cung cấp cho trẻ nhỏ các công cụ để làm việc nhóm, lãnh đạo và phục hồi cảm xúc.
Evans-Land, người được truyền cảm hứng từ sức bền của những người phụ nữ sống sót sau cuộc diệt chủng ở Rwanda năm 1994, đã chia sẻ với Olympics.com rằng: "Bình đẳng giới có thể phá bỏ sự phân biệt đối xử và thúc đẩy sự hòa nhập của các nhóm dân cư để mọi quyền con người đều được tôn trọng. Thể thao là phương tiện mạnh mẽ thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh hơn về cả thể chất lẫn tinh thần, thách thức các chuẩn mực có hại và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn". "Hãy chơi công bằng" là chương trình cốt lõi của sáng kiến này. Các buổi gặp gỡ sau giờ học dành cho trẻ em từ 7-18 tuổi kết hợp công cụ sức khỏe tâm thần và kỹ năng học tập "Chơi công bằng" về mặt xã hội-cảm xúc với một môn thể thao khác. Các công cụ đó bao gồm từ các bài tập thở đến các kỹ năng "mềm" như giải quyết xung đột, tư duy phản biện và đặt mục tiêu.
Evans-Land giải thích: "Những người tham gia chương trình của chúng tôi khi mới 07 tuổi cho đến khi học xong trung học, vì vậy, họ có nhiều thời gian để dần thay đổi cách suy nghĩ, hành động và tin tưởng, đồng thời xây dựng kiến thức và kỹ năng của mình theo thời gian. Mục đích là xây dựng những nhà vô địch trong cuộc sống; trao quyền và trang bị cho mọi người các công cụ sức mạnh tinh thần để đạt được trình độ học vấn cao hơn và có khả năng tuyển dụng cao hơn".
Những người tham gia chương trình cũng được mời chia sẻ những gì họ đã học được với những đứa trẻ không tham gia chương trình tại Ngày cộng đồng Play Fair. Ngoài ra, cha mẹ có cơ hội thảo luận về các vấn đề xã hội-cảm xúc và được cung cấp các công cụ sức mạnh tinh thần và thông tin về tư vấn và các hỗ trợ khác.
Là một trong những dự án nằm trong Chương trình Di sản Thế vận hội Paris, Kids Play International – Rwanda sẽ nhận được thêm kinh phí từ Ủy ban Olympic quốc tế trong thời gian 18 tháng để tiếp tục hỗ trợ xây dựng các xã hội hòa bình và hòa nhập thông qua thể thao trên khắp lục địa Châu Phi.
Với sự hỗ trợ này, Kids Play International – Rwanda sẽ có thể tăng cường năng lực, phạm vi tiếp cận và tác động của mình bằng cách đào tạo thêm nhiều HLV để dẫn dắt các buổi học.
"Chương trình của chúng tôi chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi có các HLV tốt và điều đó phụ thuộc vào khả năng đào tạo. Một phần kinh phí sẽ giúp chúng tôi đào tạo được những HLV thực sự giỏi. Việc xây dựng năng lực của đội ngũ nhân viên địa phương là rất quan trọng đối với tính bền vững lâu dài của chương trình. Chúng tôi hiện cũng đang nỗ lực tìm kiếm những đối tác mới muốn áp dụng mô hình của chúng tôi trong cộng đồng của họ.", Evans-Land chia sẻ.
A.T biên dịch