You must configure this module first via "Module Settings"

Những mục tiêu, giải pháp về CCHC của ngành VHTTDL Bắc Ninh giai đoạn 2022-2025

Giai đoạn 2022-2025, ngành VHTTDL Bắc Ninh sẽ tập trung đẩy mạnh CCHC đồng bộ; xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách tài chính công; Hiện đại hóa hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành trong hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp; Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan, đơn vị bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ.

Những mục tiêu đề ra

Đối với công tác cải cách thể chế, ngành VHTTDL Bắc Ninh đặt mục tiêu: 100% đơn vị công khai, minh bạch quy trình giải quyết công việc với người dân, tổ chức và doanh nghiệp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức; 100% văn bản quy phạm pháp luật của Sở tham mưu trình các cấp đảm bảo đồng bộ, thống nhất theo các văn bản chỉ đạo của tỉnh, Trung ương, có tính khả thi cao, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận; Triển khai hiệu quả 100% văn bản chỉ đạo của cấp trên để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính quyền số.

Đặc biệt trong công tác cải cách TTHC sẽ hướng đến cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; 100%  TTHC giải quyết tại Sở VHTTDL được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh; 100% TTHC tiếp tục được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết  TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; 100% hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ cơ quan cũng như các TTHC liên thông với các cơ quan, đơn vị khác được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100%  TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.

Năm 2022, số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng đạt tỷ lệ tối thiểu 50%; giai đoạn 2023 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; 100% TTHC của Sở có đủ điều kiện, được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 100% TTHC đủ điều kiện được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt trên 90%; 100% TTHC được công bố, công khai và cập nhật kịp thời; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

Song song với các hoạt động trên, ngành VHTTDL Bắc Ninh sẽ tập trung cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bằng việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ; Đưa mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt trên 90%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ công lập đạt trên 85%. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Hướng  đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.

Về xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, Sở đặt mục tiêu 100% đơn vị được đầu tư đảm bảo về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; Xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, trên 90% đơn vị được số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, có sự kết nối chia sẻ dữ liệu.

Tối thiểu 90% hồ sơ công việc được trao đổi dưới dạng điện tử, trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ công việc có nội dung mật); 100% đơn vị được triển khai giải pháp nâng cao an toàn thông tin;  Triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số, hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành Phân hệ theo dõi nhiệm vụ UBND và Chủ tịch UBND tỉnh giao, bảo đảm hiển thị theo thời gian thực.

Những giải pháp thực hiện

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Sở VHTTDL đã đề ra 11 nhóm giải pháp cần thực hiện. Theo đó tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng trong xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND đã ban hành, kịp thời loại bỏ, điều chỉnh những quy định không còn phù hợp hoặc chồng chéo, trùng lắp, không đúng thẩm quyền, không còn phù hợp với tình hình thực tế. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, tham mưu ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật, yêu cầu thực hiễn và trong quản lý điều hành của Sở. Bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, đồng bộ và khả năng thực thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực của ngành. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

Thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa TTHC kiến nghị loại bỏ những TTHC phức tạp, gây phiền hà cho cán nhân, tổ chức; công bố kịp thời, đầy đủ, minh bạch các TTHC mới được ban hành; tăng cường tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC. Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân;

Đẩy mạnh việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ, nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, giải quyết các TTHC một cách nhanh gọn, đảm bảo thời gian quy định; Nâng số thủ tục giải quyết ở mức độ 3, mức độ 4; tuyên truyền đến tổ chức, các nhân việc thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích;

Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng đơn vị. Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, khung năng lực đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng cán bộ; tinh giản biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ và gắn với vị trí việc làm, thông qua việc, sản phẩm cụ thể;

Chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, cơ cấu hợp lý, có năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc.  Quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ CCHC tham gia các lớp do các cấp tổ chức. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển;

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan để đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước; tăng cường công khai, minh bạch tài chính, tài sản, công khai phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm theo quy định; thực hiện tốt quy chế tự củ tài  chính của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế chi tiêu nội bộ, đặc biệt là trong việc sử dụng và tiết kiệm tài sản công của cơ quan;

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, xử lý công việc, gửi nhận văn bản điện tử, kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng. Phát huy hiệu quả Trang thông tin điện tử. Triển khai hệ thống an toàn thông tin, an toàn dữ liệu; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số;

Đẩy mạnh việc áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền CCHC đăng tải công khai, đầy đủ các bộ TTHC, quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC, các thông tin liên quan đến công tác CCHC trên Trang thông tin. Viết tin bài về công tác CCHC, cải cách chế độ công vụ, thực hiện kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ trên Trang Thông tin điện tử của Sở. Lồng ghép việc tuyên truyền công tác CCHC trong các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, sinh hoạt đảng, họp giao ban, ….…

Nghiên cứu, triển khai có hiệu quả các phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, xử lý công việc trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

KC

Ảnh trong bài
  • Những mục tiêu, giải pháp về CCHC của ngành VHTTDL Bắc Ninh giai đoạn 2022-2025