You must configure this module first via "Module Settings"

6 tháng đầu năm, Sở VHTTDL Đồng Nai hoàn thành 9/18 nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC trong năm 2022

Xác định được tầm quan trọng của công tác CCHC đối với sự phát triển của ngành VHTTDL, ngay từ đầu năm, Sở VHTTDL Đồng Nai đã xây dựng các Kế hoạch liên quan đến công tác CCHC năm 2022 theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ VHTTDL; đồng thời, thực hiện nghiêm việc tiếp nhận và giải quyết TTHC theo quy trình nội bộ đã phê duyệt, cập nhật 100% hồ sơ lên phần mềm Một cửa điện tử... Qua thực hiện, công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2022 của Sở đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong đó, hoàn thành 9/18 nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch CCHC năm 2022 mà Sở VHTTDL đã đặt ra.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, lãnh đạo Sở đã triển khai công tác CCHC, phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng phòng, từng cán bộ, chuyên viên thực hiện nhiệm vụ CCHC năm 2022; chỉ đạo phòng Tổ chức Hành chính phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện công tác CCHC gồm: rà soát TTHC ngành VHTTDL, đồng bộ và công khai TTHC, hồ sơ mẫu, tạo và lập tài khoản theo dõi và rà soát các TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thường xuyên trên thông báo của tỉnh và chính phủ theo quy định.

Trong 6 tháng đầu năm, Sở VHTTDL Đồng Nai hoàn thành 9/18 nhiệm vụ trong Kế hoạch CCHC năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm, công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được triển khai đồng bộ, đúng đối tượng, nội dung, đảm bảo theo đúng kế hoạch. Thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra, rà soát 100% VBQPPL của Bộ VHTTDL, của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Đặc biệt trong quá trình kiểm tra, xử lý VBQPPL, Bộ phận pháp chế với các phòng chuyên môn thuộc Sở đã có sự phối hợp chặt chẽ, qua đó kết quả kiểm tra xử lý văn bản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh tổ chức thi hành triển khai văn bản Luật và các nghị định của Chính phủ đang có hiệu lực thi hành, đảm bảo kịp thời nhằm góp phần đưa VBQPPL vào thực tiễn một cách có hiệu quả. 

Ban Giám đốc Sở đã có văn bản triển khai thực hiện các VBQPPL mới ban hành, quán triệt đến công chức, viên chức thực hiện theo đúng quy định. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở nội dung các VBQPPL của Trung ương và tỉnh ban hành trong thời gian qua liên quan đến lĩnh vực của ngành để mọi đối tượng dễ dàng truy cập và tìm hiểu nghiên cứu, đảm bảo các văn bản pháp luật sau khi ban hành  được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.

Công tác phổ  biến pháp luật được quan tâm, chú trọng và triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Sở thường xuyên cử công chức, viên chức tham dự các lớp tập huấn do Bộ VHTTDL, Sở Tư pháp tổ chức. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như chất lượng tham mưu, tổ chức triển khai nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Công tác công khai TTHC và đơn giản hóa TTHC được đặc biệt quan tâm. Cụ thể, các TTHC trên hệ thống một cửa được xử lý đúng quy trình, đảm bảo thời gian và kết quả giải quyết TTHC được công khai để cán bộ xử lý và người dân tiện theo dõi, tra cứu, đảm bảo tính chính xác và minh bạch.

Tính đến thời điểm hiện tại, 100% (146/146) TTHC đã được rà soát, đề xuất phân cấp 16/126 TTHC theo quyết định số 3191/QD-UBND ngày 10/09/2021 cua UBND tỉnh về việc thông qua phương án đơn giản hóa các quy định hành chính TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Đồng Nai. Bộ TTHC của ngành được chuẩn hóa theo quyết định số 1254/QD-UBND ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh. Trong đó cấp tỉnh cố 126 TTHC, cấp huyện có 20 TTHC được thực hiện theo đúng nội dung, mã số thủ tục đồng bộ trên cổng dịch vụ công hành chính quốc gia, cổng dịch vụ công của tỉnh và công khai trên trang tin điện tử của Sở.

Trong 6 tháng đầu năm, Sở thực hiện tiếp nhận 106 TTHC theo hình thức trực tuyến, 20 TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Đối với các TTHC mức độ 3, 4 có tần suất phát sinh thường xuyên, bộ phận một cửa chuyển trả kết quả qua hình thức trực tuyến. Trong quá trình xử lý hồ sơ, bộ phận một cửa đã phối hợp với Trung tâm Hành chính công của tỉnh và các đơn vi liên quan rà soát và thống nhất xử lý những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tiếp nhận và xử lý hồ sơ qua hình thức trực tuyến trên phần mềm tiếp nhận hồ sơ (Egov) và qua Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Công tác giải quyết TTHC được triển khai thực hiện nghiêm túc, việc thực hiện các quy định trong tiếp nhận, luân chuyển xử lý hồ sơ thực hiện đúng quy trình, thời gian và đảm bảo tính chính xác; đồng thời kết quả giải quyết TTHC được chuyển trả cho cá nhân, tổ chức qua hộp thư điện tử của đơn vị có liên quan. Từ 15/12/2021 đến 14/6/2022, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở đã tiếp nhận 588 hồ sơ (trong đó 585 hồ sơ trực tuyến, chiếm 96.4%; 03 hồ sơ bưu chính công ích, chiếm 0.51%; 18 hồ sơ nhận từ kỳ trước, chiếm 3.09%. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước và đúng hạn là 566 hồ sơ (chiếm 96.26%), hồ sơ đang giải quyết trong hạn 13 hồ sơ, qua hạn 09 hồ sơ.

Để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hành chính thuận lợi, dễ dàng, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC được quan tâm, chú trọng. Sở đã triển khai phần mềm xử lý văn bản trong toàn ngành, chứng thư số, chữ ký số của lãnh đạo đơn vị cũng đã được áp dụng theo đúng quy định, Việc gửi, nhận văn bản được thực hiện 100% trên hệ thống điện tử; 100% hồ sơ TTHC phát sinh tần suất cao được tiếp nhận và xử lý trên hệ thống một cửa. Trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở thường xuyên được cập nhật thông tin, hình ảnh về hoạt động của đơn vị nói chung, công tác CCHC nói riêng. Đặc biệt, để tạo sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và ứng dụng CNTT trong việc nộp hồ sơ, Sở đã bố trí cán bộ hướng dẫn người dân các thao tác thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến qua zalo, điện thoại và tổng đài 1022.

Đặc biệt, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, Sở đã tiến hành khai thác phục vụ công tác quản lý điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. Theo đó, Sở đã tiếp nhận 8922 văn bản, đã xử lý 8382 văn bản, chiếm 93.6%; Tổng số văn bản đi là 2114, trong hạn 02 văn bản, đúng hạn 2 (chiếm tỷ lệ 99.9%). Số lượng cán bộ công chức xử lý văn bản trên phần mềm điện tử chiếm 100%.

Bên cạnh đó, 100% văn bản được ký số, chứng thư số để xác thực văn bản điện tử trên phần mềm quản lý văn bản, điều hành công việc (trừ văn bản mật). 100% kết quả giải quyết TTHC được xử lý và chuyển trả kết quả đến các địa phương có liên quan thông qua phần mềm quản lý văn bản.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm chuyên ngành, kết nối chia sẻ với các dữ liệu chuyên ngành khác được triển khai thực hiện. Sở đã hoàn thành đề cương và dự toán chi tiết, trình Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định việc "xây dựng ứng dụng di động phục vụ cộng đồng khai thác thông tin VHTTDL và gia đình tỉnh Đồng Nai trên các thiết bị di động cấu hình IOS và Android. Ứng dụng giúp người dân, doanh nghiệp có thể thao tác tìm kiếm, thống kê các dữ liệu cần tìm về các lĩnh vực VHTTDL và gia đình. Hoàn thiện việc xây dựng phần mềm quản lý ngành VHTTDL với tên miền http://svhttdldn.dongnai.gov.vn.

Cùng với đó, Sở đã thực hiện chuyển đổi và áp dụng triển khai hệ thống quản lý ISO điện tử theo kế hoạch 13383/KH-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh, trên cơ sở kết hợp các quy chuẩn hệ thống ISO 9011:2015 với các ưu điểm, quy trình hiện có của các phần mềm quản lý văn bản, phần mềm một cửa... đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp.

Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC năm 2022, Sở tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quán triệt, triển khai các nhiệm vụ CCHC; hướng dẫn Phòng VH-TT các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa tham gia Bộ phận một cửa cấp huyện và cấp xã, theo hướng tổ chức và phạm vi hoạt động của Trung tâm hành chính công tỉnh.

Đẩy mạnh CCHC để giải quyết hiệu quả mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa ngành VHTTDL với các cơ quan nhà nước, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong phối hợp xử lý các nhiệm vụ chung; khắc phục tình trạng không rõ, đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị, địa phương. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản, điều hành công việc của các đơn vị,địa phương với việc sử dụng phần mềm, giửi nhận văn bản điện tử thông qua trục liên thông; kết nối với các phần mềm quản lý văn bản với phần mềm quản lý lưu trữ để lưu trữ văn bản, dữ liệu điện tử theo quy định. Tăng cường ứng dụng chữ ký số, chứng thư số để xác thực văn bản điện tử, nhất là đối với lãnh đạo cấp Sở, để xác thực văn bản điện tử trên phần mềm quản lý văn bản, điều hành công việc và phần mềm một cửa điện tử để giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

VD