Theo đó, trong 10 năm tới, đối với công tác cải cách thể chế sẽ tập trung xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và sự phát triển đất nước; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân; các văn bản quy phạm pháp luật do Sở tham mưu được ban hành bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, hợp pháp; triển khai kịp thời văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; nâng cao chất lượng tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.
Phấn đấu 100% các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành được cụ thể hoá hoặc triển khai kịp thời; 100% các văn bản QPPL thuộc lĩnh vực ngành được rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cho phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành. 100% văn bản QPPL phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý; 100% văn bản QPPL được xử lý hoặc kiến nghị sau rà soát.
Đối với cải cách TTHC, thực hiện có hiệu quả các quy định về đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; triển khai có hiệu quả các quy định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan Nhà nước kết nối, chia sẻ; số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng; thanh toán trực tuyến đối với các TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính.
Phấn đấu đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%; TTHC có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt tối thiểu 80%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 60%. Đến năm 2030, phấn đấu mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC tại Sở đạt tối thiểu 95%; TTHC có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt tối thiểu 90%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%.
Cùng với đó, từ nay đến năm 2030, ngành VHTTDL Điện Biên sẽ tập trung tiếp tục cải cách bộ máy hành chính Nhà nước cũng như chế độ công vụ. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, phấn đấu cơ cấu hợp lý đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; công chức lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên 100% có trình độ đại học (trong đó 40% trở lên có trình độ trên đại học); 100% được đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng về quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí quy hoạch. Đến năm 2030, phấn đấu công chức lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng và tương tương trở lên đảm bảo tiêu chuẩn chức danh và có từ 50% trình độ trên đại học. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các phòng quản lý nhà nước của Sở theo chỉ đạo của tỉnh; thực hiện bố trí, sắp xếp công chức, viên chức, lao động tại các phòng, đơn vị đảm bảo phù hợp, hiệu quả; tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chỉ đạo của tỉnh.
Đặc biệt, trong giai đoạn tới, ngành VHTTDL Điện Biên sẽ tập trung đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Hướng đến các phòng, đơn vị tiếp tục sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; thực hiện trực tuyến các chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ theo chỉ đạo của UBND tỉnh; 100% các giao dịch trong nội bộ cơ quan được thực hiện trên môi trường mạng, giảm tối đa việc sử dụng văn bản giấy. Đến năm 2025, trên 95% văn bản trao đổi giữa Sở và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). Đến năm 2030, 100% văn bản trao đổi giữa Sở và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).
Công tác cải cách tài chính công cũng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác CCHC của Sở. Theo đó, Sở tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.
Để triển khai hiệu quả những mục tiêu theo kế hoạch đề ra, Sở cũng đã xây dựng những nhiệm vụ cụ thể, trong đó tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật, hết hiệu lực không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Tạo điều kiện thu hút đầu tư, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, đồng thời ngăn chặn mọi biểu hiện nhũng nhiễu gây phiên hà đến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, định hướng về cải cách TTHC của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngành Trung ương, tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc công bố TTHC và ban hành mới các TTHC thuộc thẩm quyền của ngành theo quy định. Rà soát, thống kê, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các quy định không hợp pháp, không cần thiết, không họp lý, bảo đảm thực chất. Tổ chức triển khai có kết quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn. Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiếu và thực hiện. Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/ 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục thực hiện đổi mới, xắp sếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với chính sách tinh giản biên chế. Tiếp tục thực hiện đề án vị trí việc làm, sửa đổi, bổ sung danh mục vị trí việc làm, khung năng lực của từng vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị; xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp; triển khai thực hiện tốt các quy định của UBND tỉnh về quản lý tổ chức bộ máy hành chính và cán bộ, công chức, viên chức.
Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm; Đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết thực hiện nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm. Thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hoạt động theo hướng đẩy mạnh tự chủ một phần.
Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ nghiệp vụ, chuyên ngành phục vụ nội bộ và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin trong và ngoài địa phương theo nhu cầu. Đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số, định danh số, chuyển đổi số và niêm phong điện tử trong xử lý văn bản hành chính, cắt giảm giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ.
KC