You must configure this module first via "Module Settings"

Huyện Chư Prông – Gia Lai đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT

Mặc dù cò nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành công tác TDTT huyện Chư Prông – Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Kết quả đó một phần là nhờ sự hỗ trợ của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở vật chất, cũng như tổ chức các hoạt động TDTT.

Những kết quả đạt được

Là một huyện biên giới vùng sâu, vùng sa với gần 50% là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương huy động nguồn lực, chăm lo cho công tác TDTT. Tăng cường vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu TDTT. Huy động đầu tư phát triển các thiết chế thể thao, hoạt động XHH đã thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng các công trình, sân bãi tập luyện.

Các hoạt động văn hoá, thông tin, TDTT trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng, phát triển theo phương châm xã hội hóa; tỷ lệ dân số tham gia luyện tập TDTT ngày càng cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 22 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, 163 sân bóng chuyền, 07 sân cầu lông, 02 sân tennis, 02 bồ bơi, 40 cơ sở kinh doanh và các điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi. Qua đó, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu TDTT của các vận động viên và các tâng lớp nhân dân.

Nhiều xã huy động được sức dân và kinh phí để tu sửa, xây dựng sân chơi, bãi tập và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động TDTT, tiêu biểu như xã Ia Tôr, Ia Drăng, thị trấn Chư Prông…. Trung tâm VHTT và TT huyện cũng đã tăng cường phối hợp với các đơn vị trong và ngoài huyện ký kết cùng phối hợp đẩy mạnh các hoạt động TDTT. Hàng năm tổ chức các hội thao, tổ chức các giải đấu bao gồm các bộ môn như: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, điền kinh…

Do địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên các cấp lãnh đạo huyện Chư Prông đều rất chú trọng đến việc khôi phục và phát triển các môn TDTT truyền thống: như kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy… Thông qua các hoạt động thể thao ở cơ sở, đã hình thành các đội tuyển tham dự các giải thể thao các dân tộc thiểu số của huyện, của tỉnh. Tất cả các hoạt động TDTT đều có sự chung tay hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức cũng như sự tham gia nhiệt tình của người dân trên địa bàn.

Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, các hoạt động XHH TDTT quần chúng cũng được chú trọng. Với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều người tham gia rèn luyện thân thể, tại mỗi cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, khu dân cư đều hình thành các câu lạc bộ phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu tập luyện. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 20 CLB tại 17/ 20 xã, thị trấn với độ tuổi từ 55 đến 75 tuổi, tập luyện ở các bộ môn: bắn nỏ, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông, dưỡng sinh và văn nghệ.

CLB TDTT Trung – Cao tuổi là một trong những mô hình điểm của huyện. CLB đã trở thành một điểm đến quen thuộc để nhiều hội viên tập luyện nâng cao sức khỏe. Được thành lập từ năm 2014, CLB Trung – Cao tuổi đã duy trì được gần 10 năm và thu hút 75 thành viên thường xuyên ở 9 thôn, làng, tổ dân phố tham gia các bộ môn như cầu lông, dưỡng sinh, cờ tướng, văn nghệ,.. số lượng, chất lượng bài tập ngày càng được nâng cao hơn. Ngoài việc tập luyện thường xuyên hàng ngày, CLB còn tổ chức giao lưu với các đơn vị xã bạn, tham gia biểu diễn trong các ngày lễ lớn do địa phương tổ chức.

Một trong những hoạt động nhận được sự đóng góp, hỗ trợ to lớn của người dân, doanh nghiệp đó là công tác tổ chức Đại hội TDTT các cấp. Trong đó, riêng Đại hội TDTT cấp huyện, với hơn 900 triệu đồng xây dựng 2 sân bóng chuyền, một giếng khoan và sơn sửa, chỉnh trang sân vận động từ nguồn.  Đó là nguồn kinh phí nhà nước và sự đóng góp của người dân.

Với sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, sựủng hộ của người dân và doanh nghiệp,đã giúp cho công tác TDTT của huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay, số người tập luyện TDTT thường xuyên của huyện đạt 39%.

Những giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT trong thời gian tới

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT thời gian tới Chư Prông đã xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, các cơ chế, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa, làm cho mọi người, đặc biệt là cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan đoan thể có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về công tác xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT. Đẩy mạnh công tác tổ chức thi đấu TDTT của các đơn vị, các đoàn thể của huyện từ đó đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể thao của Công chức, Viên chức, NLĐ các đơn vị,

Kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xã hội hóa, đồng thời rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình tiêu biểu. Tạo điều kiền cho các tầng lớp xã hội, nhất là đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, nhân dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao mức hưởng thụ, tập luyện TDTT. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân hình thành các cơ sở TDTT ngoài công lập và thành lập các tổ chức xã hội về TDTT. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư một số hạng mục công trình thuộc khu thi đấu của huyện; khuyến khích xây dựng các CLB, các điểm TDTT ở các cơ quan, doanh nghiệp, các xã, thị trấn. Khuyến khích thành lập các CLB thể thao; kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí để tổ chức các giải thể thao của huyện.

Mở rộng và phát huy hiệu quả các mô hình thể thao quần chúng truyền thống. Khuyến khích chuyên nghiệp lĩnh vực thể thao thành tích cao. Ổn định tổ chức thể thao phong trào hàng năm, nhất là các loại hình thi đấu trong các lễ hội truyền thống của địa phương để vừa thu hút đông đảo người tham gia, vừa tạo sinh khí vui tươi lành mạnh, vừa giữ được các loại hình dân tộc dân gian của từng vùng, từng dân tộc.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT trong nhà trường, nhất là cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện nhằm nâng cao chất lượng của chương trình giáo dục thể chất của từng cấp học, trong đó đặc biệt chú trọng cấp tiểu học, để qua đó, tạo thành phong trào tập luyện TDTT đông đảo trong học sinh nhằm nâng thể lực cho học sinh và hạn chế các tệ nạn xã hội.

KC

Ảnh trong bài
  • Huyện Chư Prông – Gia Lai đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT