Những kết quả đã đạt được
Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID 19, công tác CCHC của Sở được đẩy mạnh, nhiều giải pháp mang tính đột phá được triển khai thực hiện như: niêm yết công khai danh mục và trình tự thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở trên các trang thông tin điện tử của Sở và tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh; cung cấp thông tin địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của cơ quan Sở; thông báo địa chỉ tiếp nhận, phản ánh kiến nghị về quy định hành chính tại bộ phận một cửa và trụ sở cơ quan… đã góp phần tạo sự minh bạch trong quá trình giải quyết các TTHC. Các quy định được niêm yết công khai không chỉ tránh sự nhũng nhiễu phiền hạ mà còn giảm thiểu chi phí, thời gian đối với người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch hành chính thuộc lĩnh vực VHTTDL và Gia đình do Sở quản lý.
Danh sách 155 danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở, trong đó 128 danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh; 20 danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện; 07 danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp xã (Quyết định số 545 /QĐ- UBND ngày 26/3/2021; Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 16/8/2021) được niêm yết công khai. Từ ngày 01/01- 03/12/2021, Sở đã tiếp nhận 100 hồ sơ TTHC, trong đó có 91 hồ sơ được giải quyết 91 sớm hạn, đúng hạn; 02 TTHC đang giải quyết, 07 hồ sơ huỷ.
Trong số 128 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, Sở đã thông báo và đưa vào hoạt động dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 34 TTHC, mức độ 4 là 07 TTHC.
Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL và văn bản chỉ đạo của cấp trên về hoạt động CCHC, kiểm soát TTHC được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức đã giúp nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức trong khi thực thi công vụ. 100% cán bộ, công chức, viên chức được biết và thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo đã ban hành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chữ ký số, chứng thư số, mail công vụ… trong CCHC được đẩy mạnh đã mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý của Sở và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài sản, tài chính và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động;
Hướng tới các mục tiêu
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong những năm tiếp theo, công tác CCHC vẫn được xác định đảm bảo 6 nội dung cần thực hiện, đó là: cải cách thể chế; cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Trong đó, cải cách thể chế sẽ tập trung rà soát VBQPPL theo quy định để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, địa phương; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Trên cơ sở đó, Sở đặt ra các mục tiêu đến năm 2025: Phấn đấu 100% VBQPPL của Trung ương được cụ thể hóa hoặc triển khai kịp thời; 100% VBQPPL của ngành được rà soát, sửa đổi, bổ sung, phù hợp với quy định của Trung ương, tỉnh đáp ứng yêu cầu phát ngành văn hoá, thể thao và du lịch. 100% VBQPPL phát hiện sai phạm qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý; 100% VBQPPL được xử lý hoặc kiến nghị xử lý sau rà soát. Phấn đấu 100% VBQPPL về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Đến năm 2030: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế của nền hành chính hiện đại tạo được bước đột phá trong huy động, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển.
Về cải cách TTHC được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong các nội dung CCHC. Do vậy, trong giai đoạn tới, Sở sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm thời gian và nâng cao chất lượng giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, nhất là TTHC liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lựa chọn những vấn đề, TTHC cần cắt giảm về quy trình và bảo đảm cắt giảm ít nhất 25% thời gian giải quyết so với quy định; tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
Phấn đấu đến năm 2025: Tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử. Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên. 80% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa cổng dịch vụ công tỉnh với cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%. 90% TTHC nội bô giữ cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và kịp thời. 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
Đến năm 2030: 100% TTHC, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên. Tối thiểu 90% TTHC của ngành, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4; đồng thời, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 90%. 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 95%.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: đến năm 2030: Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tố chức của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuôc theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tiếp tục phấn đấu giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộ đủ phấm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: 25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương có đủ khả năng làm việc trong môi trường Quốc tế. 100% cán bộ công chức thuộc Sở có trình độ đại học và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: Đến năm 2025: 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung câp trước đó; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp Chính quyền từ Trung ương đến địa phương.100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. Trên 90% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 80% tổng số hồ sơ công việc tại cấp huyện (trừ những hô sơ công việc thuộc phạm vi bỉ mật nhà nước).100% cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triến kinh tế - xã hội. 50% hoạt động kiếm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Đến năm 2030: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật). Trên 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
VD