You must configure this module first via "Module Settings"

Xã hội hóa TDTT: đòn bẩy cho sự phát triển TDTT ở Kiên Giang

Nhằm tạo bước đột phá về thành tích trong phong trào TDTT của tỉnh, trong những năm qua Ngành VHTTDL Kiên Giang đã không ngừng đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT. Đây được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược, chính vì vậy hàng năm, ngành VHTTDL Kiên Giang đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều biện pháp, trong đó không ngừng đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động TDTT. Nhờ đó, công tác xã hội hóa TDTT trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đưa phong trào TDTT của Kiên Giang ngày càng phát triển cả về số lượng. và chất lượng.. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia tài trợ các hoạt động TDTT, đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT phát triển cả về số lượng

Nhằm tạo bước đột phá về thành tích trong phong trào TDTT của tỉnh, trong những năm qua Ngành VHTTDL Kiên Giang đã không ngừng đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT. Đây được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược, chính vì vậy hàng năm, ngành VHTTDL Kiên Giang đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều biện pháp, trong đó không ngừng đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động TDTT. Nhờ đó, công tác xã hội hóa TDTT trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đưa phong trào TDTT của Kiên Giang ngày càng phát triển cả về số lượng. và chất lượng..

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia tài trợ các hoạt động TDTT, đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT phát triển cả về số lượng và chất lượng.Để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động TDTT thông qua việc khuyến khích phát triển các cơ sở TDTT ngoài công lập, hàng năm, Sở VHTTDL Kiên Giang luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT như: nhà thi đấu các môn (Quần vợt, Bóng bàn, Bóng chuyền…), sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân cầu lông, bể bơi di động…  Bên cạnh đó, là việc phát triển các tổ chức xã hội về TDTT (Liên đoàn, Hiệp hội, Hội…), đẩy mạnh việc hình thành các câu lạc bộ TDTT đơn môn, đa môn từ cơ sở đến tỉnh, khắp các địa phương, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và trong các trường học nhằm thu hút mọi đối tượng nhân dân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Ngoài các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh, hàng năm ngành VHTTDL tỉnh còn duy trì tổ chức tốt các giải thể thao, Hội thi thể thao truyền thống như: Các giải thể thao trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng các cấp; Hội thao dành cho người cao tuổi; Hội thao công nhân viên chức lao động tỉnh; Hội thao các trường chuyên nghiệp dành cho học sinh, sinh viên các trường nghề, trường cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó, ở cấp huyện - thị, hằng năm Trung tâm văn hoá, thể thao các huyện-thành phố tổ chức từ 8-10 giải thể thao để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn có điều kiện tập thể thao thường xuyên.

Nếu chỉ sử dụng ngân sách nhà nước thì việc duy trì tổ chức các giải thi đấu thể thao gặp không ít khó khăn về kinh phí, bởi vậy nhiều giải đấu đã nhận được sự đồng hành ủng hộ của các doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh với số tiền lên đến hàng vài trăm triệu đồng. Nhờ đó, trong những năm gần đây, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng cơ sở vật chất về TDTT còn thiếu thốn, lạc hậu, kinh phí dành cho các hoạt động tổ chức các giải thể thao hạn hẹp nhưng phong trào TDTT quần chúng của tỉnh Kiên Giang vẫn phát triển mạnh. Nhiều hoạt động TDTT được nâng cao, phát triển rộng khắp. Các giải đấu TDTT được tổ chức ngày càng nhiều và có chiều sâu.

Công tác giáo dục thể chất trong trường học có nhiều chuyển biến, việc phối hợp giữa ngành Văn hóa và Thể thao với ngành Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng ngày càng được tăng cường. Việc đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi tập luyện khá đồng bộ theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học; nhờ đó, việc giảng dạy thể dục trong nhà trường có nhiều thuận lợi, các trường phổ thông trong tỉnh giảng dạy đủ số tiết thể dục theo phân phối chương trình các cấp học; các hoạt động TDTT ngoại khóa  được quan tâm hơn. Phong trào TDTT trong lực lưỡng vũ trang được duy trì đều đặn và thường xuyên với 100% cán bộ chiến sỹ  đạt chiến sỹ khỏe…

Đến nay toàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 27,5% dân số tham gia luyện tập thể thao thường xuyên. Toàn tỉnh hiện có gần 200 sân bóng đá mini, sân cỏ nhân tạo, 30 CLB tập gym, thể hình, yoga, sân quần vợt do các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, góp phần rất lớn giải quyết sân bãi tập luyện cho những người đam mê thể thao. Có được vậy kết quả như trên chính là nhờ có sự đóng góp rất lớn của rất nhiều doanh nghiệp tỉnh này thông qua hình thức xã hội hóa. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này bằng nhiều hình thức: Đầu tư sân bãi, cơ sở vật chất hiện đại, tổ chức các giải đấu, tạo nên phong trào thể thao sôi nổi rộng khắp

Một trong những doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển TDTT của tỉnh phải kể đến đó là Công ty Nam Anh. Đây là doanh nghiệp được biết đến không chỉ là nhà đầu tư với hệ thống sân bãi lớn, quy mô, hiện đại nhất trong tỉnh, mà còn là nơi thể hiện tấm lòng vàng, với ao ước thúc đẩy  phong TDTT chúng  rộng khắp ở Kiên Giang.

Được biết, hiện nay công ty Nam Anh có hơn 20 sân bóng trên toàn tỉnh, trong đó có 6 sân ở Phú Quốc, 6 sân ở Rạch Giá, 2 hồ bơi đủ chuẩn để tập luyện cho các bé ở Rạch Giá và Phú Quốc, 1 khu nghỉ của vận động viên, 1 khu vật lý trị liệu và 3 sân bóng, 3 sân tennis ở Phú Quốc thành khu tổ hợp thể thao. Ngoài giờ kinh doanh từ 17-19h mỗi ngày, thời gian còn lại, Công ty luôn dành để phục vụ các em học sinh, các cơ quan ban ngành đến tập luyện miễn phí. Đặc biệt, từ năm 2015, Công ty đã có tờ trình gửi UBND tỉnh đề xuất được phối hợp hỗ trợ thúc đẩy hoạt động phong trào TDTT trên dịa bàn tỉnh Kiên Giang. Theo đó, Nam Anh phục vụ miễn phí 100% chi phí về sân bãi cho các buổi học ngoại khoá, các phong trào thi đấu giao lưu về TDTT của học sinh, sinh viên và các phong trào của các đoàn thể tại các huyện, thị, thành phố và tỉnh; hỗ trợ 50% chi phí về phòng nghỉ cho VĐV-HLV tham dự thi đấu giao lưu.

Để công tác xã hội hóa TDTT đạt hiệu quả, thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà nước, UBND tỉnh ban hành một số chương trình kêu gọi sự đồng thuận ủng hộ của toàn xã hội, mà trong đó có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp.  Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn cũng có các cơ chế hợp lý để khuyến khích sự đóng góp của xã hội về tài chính, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào TDTT.

Tại một số địa phương như: huyện đảo Phú Quốc, Thành phố Hà Tiên…công tác vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư cho sự nghiệp TDTT luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm, do vậy đây cũng chính là những địa phương có hệ thống cơ sở vật chất gồm các công trình TDTT, thiết chế văn hóa – thể thao ở cơ sở khá hoàn chỉnh. Theo thống kê, tại thành phố Hà Tiên hiện có 01 sân bóng đá 11 người, 10 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, 10 sân bóng đá mini cỏ tự nhiên, 05 sân cầu lông, 09 sân bóng chuyền, 01 sân bóng rổ, 04 sân tennis, 02 sân bóng bàn, 06 CLB billards, 05 cơ sở tập gym và yoga, 04 hồ bơi, 08 công viên cùng nhiều điểm vui chơi, giải trí. Với hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu  vui chơi, rèn luyện TDTT cũng như hưởng thụ văn hóa của người dân địa phương.  Ngoài ra, hàng năm, thành phố bố trí ngân sách xây dựng trục quảng trường chính trung tâm, công viên Đông Hồ; cùng với đầu tư xây dựng các Trung tâm Văn hóa, Thể thao ở các phường như: Mỹ Đức, xã Thuận Yên, Tiên Hải.... Các công trình TDTT được xây dựng bằng nguồn kinh phí nhà nước và sự chung tay của các tổ chức, cá nhân đã góp phần thúc đẩy phong trào TDTT của thành phố ngày càng phát triển.

Hay tại huyện đảo Phú Quốc, hiện có 2 sân bóng đá 11 người; 2 sân bóng đá 7 người; 5 sân bóng đá 5 người; 15 sân bóng chuyền; 13 sân cầu lông và 2 hồ bơi. Ngoài ra, huyện cũng duy trì hoạt động của trên 20 CLB TDTT ở các xã, thị trấn, gồm các môn: Vovinam, Taekwondo, Karate, bóng đá, cầu lông, cờ vua, quần vợt. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Phước Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thôngThanh huyện: Một số cơ sở vật chất do tư nhân đầu tư xây dựng đã góp phần phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí hàng ngày cho đông đảo quần chúng nhân dân. Tất cả các câu lạc bộ TDTT trên địa bàn huyện đều hoạt động trên tinh thần tự nguyện, kinh phí do các thành viên câu lạc bộ tự đóng góp. Qua đó, góp phần đưa phong trào TDTT phát triển mạnh mẽ”.

Những kết quả trên có thể khẳng định đẩy mạnh xã hội hóa TDTT là con đường tất yếu, cần thiết giúp đưa phong trào TDTT của tỉnh ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới, hội nhập đất nước, nhất là đối với một tỉnh nằm ở vùng biên phía Tây Nam của Tổ quốc như Kiên Giang. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT, trong thời gian tới ngành VHTTDL tỉnh Kiên Giang cần tiếp tục tạo lập và phát triển thị trường dịch vụ thể dục thể thao; Khuyến khích phát triển các cơ sở TDTT ngoài công lập, các tổ chức xã hội về thể dục thể thao; Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ TDTT kết hợp với phát triển du lịch; Tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, hỗ trợ kinh phí tổ chức các giải thi đấu thể thao…

VD