Để có được bước chuyển mình về công tác TDTT trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các hội, đoàn thể các cấp trên địa bàn toàn tỉnh đã quan tâm xây dựng kế hoạch, lồng ghép các hoạt động TDTT vào chương trình công tác hàng năm để chỉ đạo, tổ chức triển khai cho phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương, đơn vị. Phong trào TDTT quần chúng được triển khai, đẩy mạnh; phát triển đa dạng các loại hình hoạt động, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia luyện tập và thi đấu. Hoạt động TDTT đã gắn kết được với các lễ hội của địa phương với nhiều nội dung hoạt động phong phú, góp phần phát triển văn hóa, du lịch, đối ngoại nâng cao sức khở nhân dân và nhu cầu hưởng thụ về TDTT trong nhân dân.
|
Võ cổ truyền là một trong những bộ môn thế mạnh của Thể thao Phú Yên |
Hoạt động TDTT trong cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang được duy trì thường xuyên và phát triển khá mạnh. Nhiều cơ quan, đơn vị đã đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi để đáp ứng nhu cầu tập luyện của cán bộ công nhân viên chức. Hàng năm các huyện, thị xã, thành phố, các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tỉnh đều tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp góp phần đẩy mạnh phong trào rèn luyện TDTT trong học sinh.
Các môn Thể thao dân tộc, các giải TDTT truyền thống như: Đua thuyền, Đua ngựa, lắc thúng, Bơi lội, Cờ tướng, Võ cổ truyền, Vovinam, Bắn nỏ, Chạy Cà kheo, Đẩy gậy, Kéo co...được tổ chức hàng năm, trong đó có một số môn đưa vào hệ thống thi đấu TDTT của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước tiếp tục được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên: nếu những năm đầu triển khai và thực hiện Nghị quyết số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 24,2% dân số, gia đình thể thao đạt 24,2,1% số hộ thì đến nay số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên hàng năm đều tăng đạt 28,3%, số CLB, điểm tập luyện TDTT từng môn và nhiều môn hàng năm đều tăng, hiện nay 280 CLB với các loại hình hoạt động phong phú như: Thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ, Bóng bàn, Võ cổ truyền, Taekwondo, Vovinam, Bia, Cầu lông, Quần vợt...
|
Phú Yên tích cực hưởng ứng đến Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ VIII diễn ra vào trung tuần tháng 5 tới đây |
Hàng năm tỉnh Phú Yên tổ chức khoảng 812 giải TDTT cho mọi người từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, trong đó: 30 - 35 giải cấp tỉnh, 250 giải cấp huyện, thị xã, thành phố, trên 560 giải cấp xã, phường, thị trấn; tạo sân chơi cho người dân, động viên họ quan tâm hơn đến việc duy trì, giữ gìn sức khỏe, từ đó đã tạo hiệu quả quan trọng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác hồ vĩ đại". Đặc biệt, từ những sân thể thao quần chúng này, ngành thể thao tỉnh đã chủ động, tìm kiếm những VĐV tài năng để bồi dưỡng cung cấp nhân tố tiềm năng cho các đội tuyển của tỉnh, nâng cao thể thao thành tích cao.
Được biết, hiện nay hệ thống Thể thao thành tích cao của Phú Yên gồm 10 môn và được đào tạo theo hướng có hệ thống. Các môn Thể thao trong hệ thống thể thao thành tích cao của Phú Yên hiện được xác định theo xu hướng phát triển Thể thao thành tích cao của quốc gia, khu vực và phù hợp với truyền thống, các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, chủ yếu là các môn cá nhân gồm: Taekwondo, Vovinam, Pencat Silat, Karatedo, Boxing, Aerobic, Bóng đá, Điền kinh, Võ cổ truyền, Cờ vua, Bóng chuyền.
Trình độ VĐV thể thao thành tích cao của Phú Yên có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, mỗi năm ngành TDTT Phú Yên đã tập huấn và tham gia thi đấu khoảng 20 giải Thể thao thành tích cao toàn quốc. Ngoài ra, còn tham gia nhiều giải Thể thao khu vực, cử VĐV tham gia thi đấu các giải quốc tế và đã giành được một số thành tích đáng khích lệ, bổ sung nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia (mỗi năm có từ 4 - 6 VĐV được tập trung lên đội tuyển quốc gia...). Số huy chương thể thao thành tích cao đạt được hàng năm từ 40 - 60 huy chương các loại ở các giải quốc gia và có từ 2 - 4 HCV giải khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Số lượng VĐV đạt đẳng cấp quốc gia (cấp I và kiện tướng), háng năm có từ 25 đến 30 VĐV. Phú Yên tập trung cho các môn thế mạnh như: Võ cổ truyền, Vovinam, Taewondo, Karate, Bóng đá U11, 13).
Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác TDTT của tỉnh Phú Yên vẫn còn những hạn chế, như ở hoạt động Thể thao trường học tuy đã tiến bộ nhiều trong những năm gần đây nhưng chưa đáp ứng yêu cầu góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và yêu cầu làm nền tảng cho Thể thao thành tích cao. Chất lượng giảng dạy TDTT ở một số trường học còn hạn chế, chưa chú trọng giáo dục thể chất. TDTT cho mọi người phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh. Một số vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa phong trào TDTT còn yếu, chưa phát triển sâu rộng, chưa bền vững, còn mang tính tự phát, nội dung thể thao giải trí còn chưa được chú trọng. Kết quả thể thao thành tích cao chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng đào tạo năng khiếu, huấn luyện nâng cao ở một số môn Thể thao chưa cao, thành tích đội Bóng đá, Bóng chuyền của tỉnh chưa được cải thiện. Cơ sở vật chất TDTT từ cấp tỉnh đến các các tuyến cơ sở còn khá khiêm tốn, thiếu thốn, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của các VĐV, HLV cũng như người dân tập luyện...
Với những thành tích đạt được trong thời gian qua, cũng như những hạn chế còn vướng mắc trong việc phát triển TDTT, ngành TDTT Phú Yên đã đưa ra những giải pháp, phương hướng, nhiệm vụ phát triển TDTT nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển của ngành TDTT tỉnh nhà giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể tập trung xây dựng và phát triển phong trào TDTT tỉnh nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người dân. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động TDTT quần chúng, TDTT giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trong học trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển Thể thao thành tích cao, góp hần xây dựng lối sống lành mạnh trong thanh thiếu niên. Toàn tỉnh phấn đấu nến năm 2020 có 33% số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên; 25% số hộ gia đình thể thao, có 500 CLB TDTT, 100% số trường học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa, 80% số trường THPT, THCS thực hiện thường xuyên hoạt động ngoại khóa. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có sân bão tập luyện TDTT. Trình độ số môn Thể thao trọng điểm được nâng ngang tầm các tỉnh trong khu vực, bảo đảm một số điều kiện để đăng cai tổ chức các giải thi đấu khu vực, toàn quốc.
Bên cạnh đó, đầu tư cho Thể thao thành tích cao có sự đột phá vươn lên, xếp trung bình khá trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, phấn đấu trong 5 năm 2016 -2020 đạt 180 huy chương các loại, trong đó có 2 HCB quốc tế; 178 Huy chương quốc gia, 35 kiện tướng, 125 VĐV cấp 1, tập trung đào tạo bình quân mỗi năm từ 180 - 200 VĐV, trong đó có khoảng 140 VĐV trẻ. Đặc biệt, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động TDTT; đến năm 2020 có 100% số xã, phường, thị trấn có sân tập luyện TDTT, 100% huyện, thị xã, thành phố có khu trung tâm TDTT, nhà tập và thi đấu đa năng. Triển khai khu Liên hợp TDTT tỉnh bằng nhiều nguồn vốn (nhà nước, doanh nghiệp).
NPV