Mặc dù diễn ra vào ngày nghỉ cuối tuần nhưng buổi bảo vệ kế hoạch năm 2008 của bộ môn Thể thao dưới nước (TTDN) và Karatedo vẫn có sự tham dự của đầy đủ các thành phần là lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao I; II, Vụ Kế hoạch Tài chính; Văn phòng... Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - Vương Bích Thắng tiếp tục chủ trì buổi họp.
Thể thao dưới nước
Với đặc thù là Bộ môn quản lý nhiều phân môn, TTDN bao gồm 5 phân môn: Bơi, Lặn, Nhảy Cầu, Bóng nước và Bơi nghệ thuật. Chính vì vậy, khối lượng công việc đặt ra rất nhiều và để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Bộ môn phải có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng. Thực tế ở nước ta hiên nay, Bơi, Lặn và Nhảy cầu có thời gian phát triển sớm hơn, đồng thời cũng nhận được sự quan tâm và tham gia tập luyện nhiều hơn môn Bơi nghệ thuật (duy nhất có ở Tp. Hồ Chí Minh ) và Bóng nước (cả nước có 3 đơn vị). Vì vậy, các hoạt động sự nghiệp, chuyên môn của bộ môn TTDN chủ yếu tập trung vào 3 môn kể trên, trong đó nổi bật nhất là Bơi.
|
Buổi phê duyệt kế hoạch 2008 của bộ môn Bơi
và Karatedo do Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục TDTT - Vương Bích Thắng chủ trì (Ảnh: NTH)
|
Năm 2007, tiếp tục giải toả cơn khát Vàng sau gần nửa thập kỷ mong đợi, Bơi Việt Nam giữ vững thành tích và giành HCV duy nhất tại SEA Games 24 ở nội dung 200m ếch do công của kình nghư Nguyễn Hữu Việt. Dẫu chưa hoàn thành chỉ tiêu đề ra nhưng thành tích ấy đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các nhà quản lý, ban huấn luyện và bản thân các VĐV trong suốt một thời gian dài. Hơn nữa, trước sự phát triển và đầu tư tài chính mạnh mẽ của các quốc gia trong khu vực ở môn thể thao này so với tình hình khó khăn mà các VĐV Bơi Việt Nam gặp phải thì thành tích đó đáng được biểu dương và ghi nhận.
2008 - là năm gối vụ để chuẩn bị cho hàng loạt các sự kiện quan trọng, TTDN tập trung đề ra những giải pháp giải quyết những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của các phân môn như: nâng cao trình độ đội ngũ HLV; đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt sẽ thực hiện bước đột phá trong khâu tuyển chọn tài năng thể thao và VĐV cho đội tuyển quốc gia theo các phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến trên thế giới (tuyển chọn theo các chỉ số sinh lý, sinh hoá).
Karatedo
Với thành tích tham dự 7 giải quốc tế: giải Vô địch Châu Á (Maylaysia); quốc tế Thái Lan mở rộng; Vô địch thế giới Kobe Osaka; giải trẻ thế giới (Thổ Nhĩ Kỳ); giải quốc tế Hàn Quốc; giải Quốc tế Thổ Nhĩ Kỳ; SEA Games 24, giành tổng số 19 HCV, 16 HCB và 13 HCĐ, Karatedo là một trong những môn đạt thành tích xuất sắc nhất và là một trong những môn thể thao mũi nhọn hàng đầu của Việt Nam.
So với các nước trong khu vực, thành tích của Karatedo Việt Nam tại các kỳ SEA Games, Châu Á và cấp thế giới đã có bước phát triển tiến bộ và ổn định. Ngoài vị trí nằm trong tốp 3 nước mạnh nhất khu vực (cùng Malaysia và Indonesia), đứng trong tốp 5 nước mạnh nhất Châu Á, thì thành tích của Karatedo Việt Nam đã tiệm cận thế giới. Có thể thấy rõ qua bảng thống kê sau:
TT |
Quốc gia |
SEA Games 20 |
SEA Games 21 |
SEA Games 22 |
SEA Games 23 |
SEA Games 24 |
1 |
Việt Nam |
4HCV 3HCB 6HCĐ |
4HCV
5HCB
6HCĐ |
12HCV
5HCĐ |
5HCV
3HCB
9HCĐ |
6HCV
6HCB
5HCĐ |
2 |
Malaysia |
7HCV 5HCB
4HCĐ |
9HCV
3HCB
6HCĐ |
2HCV
7HCB
8HCĐ |
4HCV
7HCB
4HCĐ |
8HCV
3HCB
5HCĐ |
3 |
Indonesia |
7HCV 3HCB
6HCĐ |
4HCV 6HCB
8HCĐ |
4HCV 5HCB
7HCĐ |
5HCV 5HCB
4HCĐ |
2HCV 4HCB
8HCĐ |
Tuy nhiên, để có bước phát triển lâu dài, vững chắc, Karatedo Việt Nam đã xác định cần chú trọng tới công tác đào tạo trẻ, nhất là các tuyến đào tạo tại địa phương - nguồn cung cấp VĐV cho đội tuyển quốc gia. Đồng thời, với những VĐV chủ trốt như: Vũ Thị Nguyệt Ánh, Nguyễn Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Hải Yến..., được tham gia thi đấu các giải quốc tế trong năm 2008 sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp các VĐV nắm bắt chính xác các kỹ thuật đỉnh cao của Karatedo thế giới và tích luỹ kinh nghiệm bản thân.
Thịnh Hường