Tổng kết Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ VHTTDL

Sáng 9/2, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ VHTTDL đã tiến hành Tổng kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ VHTTDL về công tác gia đình năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương chủ trì buổi Lễ.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương chủ trì buổi Lễ. (Ảnh:Y Trang)
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, kết quả hoạt động của chương trình phối hợp hoạt động năm 2017 giữa hai cơ quan đã đạt được những kết quả khả quan trên các nội dung gồm: Công tác chỉ đạo phối hợp thực hiện, ngay sau khi ký kết, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ VHTTDL đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp, đồng thời để hỗ trợ các tỉnh/thành Hội tổ chức triển khai một cách hiệu quả, Trung ương Hội đã tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề công tác gia đình xã hội năm 2017 tại ba miền cho 140 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ làm công tác gia đình và đại diện các CLB xây dựng giai đình hạnh phúc của 40 tỉnh/thành phố. Căn cứ chương trình phối hợp và kế hoạch số 102/KH-BVHTTDL-HLHPNVN ngày 10/1/2017 về triển khai thực hiện Chương trình của hai ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đã ban hành các Kế hoạch triển khai, 43/63 tỉnh, thành phố đã phối hợp với Sở VHTTDL xây dựng và ký kết triển khai kế hoạch thực hiện chương trình.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ, các thành viên trong gia đình và cộng đồng về giáo dục gia đình, phòng chống bạo lực gia đình được triển khai ở các cấp Hội với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Công tác tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông cộng đồng hưởng ứng các ngày Lễ và gia đình có sức lan tỏa trong cộng đồng, tôn vinh những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao.

Công tác tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ Hội về phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục đời sống gia đình luôn được quan tâm, chú trọng đào tạo bồi dường, nâng cao kiến thức, kỹ năng. Tại Trung ương đã tổ chức 15 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về giáo dục đời sống gia đình, kỹ năng tư vấn hôn nhân gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản... cho 600 đại biểu. Tại các tỉnh/thành phố nhiều hoạt động tại cấp cơ sở cũng đã được triển khai nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, tuyên truyền viên, Ban chủ nhiệm CLB, tổ phụ nữ. Xây dựng và phát hành 2.567 tài liệu tập huấn, truyền thông dành cho báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Tổ chức cuộc thi CLB xây dựng gia đình hạnh phúc 5 không 3 sạch, khơi dậy trong mỗi người tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc, từ đó xây dựng cộng đồng hạnh phúc, bền vững, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Nghiên cứu đánh giá về nhận thức và thực trạng giáo dục gia đình được phối hợp triển khai khảo sát tại bốn tỉnh Hà Giang, Quảng Bình, Đắk Lắk, Tiền Giang. Xây dựng và nhân rộng mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng và giáo dục gia đình tin cậy tại cộng đồng, xây dựng góc tư vấn và chuyên mục thông tin điện tử và giáo dục đời sống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, tư vấn hôn nhân gia đình, nhân rộng mô hình dịch vụ gia đình hiệu quả.

Công tác thực hiện chỉ đạo điểm của chương trình tại 6 tỉnh thành gồm Tiền Giang, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Bình, Đắk Lắk, Tp Hồ Chí Minh đều đã xây dựng các văn bản chỉ đạo trên cơ sở tình hình thực tế địa phương để hướng dẫn các cấp Hội phụ nữ triển khai thực hiện, cụ thể gắn thực hiện Chương trình lồng ghép với thực hiện phong trào thi đua .

Kết quả hoạt động của chương trình phối hợp hoạt động năm 2017 giữa hai cơ quan được tập trung triển khai từ Trung ương đến địa phương trong hệ thống hai cơ quan phối hợp, tập trung cho công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức của cá bộ, hội viên và cộng đồng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến gia đình, về vai trò, vị trí của gia đình, các kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, nâng cao chất lượng giáo dục đời sống gia đình và xây dựng, phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình... Việc triển khai chương trình phối hợp đã được hai ngành chú trọng, linh hoạt trong triển khai thực hiện, tích cực vận động nguồn lực và lồng ghép trong thực hiện, tích cực vận động nguồn lực và lồng ghép trong thực hiện các chương trình, đề án, dự án, cuộc vận động có nội dung liên quan.

Thông qua các hoạt động của Chương trình phối hợp đã góp phần nâng cao nhận thức của các ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương về vai trò, vị trí trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, góp phần hạn chế xảy ra các vụ bạo lưc gia đình, đảm bảo tình hình an nình chính trị tại địa phương. Việc xây dựng, duy trì và nhân rộng thực hiện các mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, xây dựng gia đình hạnh phúc đã góp phần tích cực vào vệc nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phối hợp.

Đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc hai cơ quan tham dự buổi lễ tổng kết (Ảnh: Y Trang)
Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình phối hợp hoạt động năm 2017 giữa hai cơ quan cũng còn những tồn tại, hạn chế như chưa chủ động trong công tác phối hợp nên kết quả thực hiện còn hạn chế; nguồn kinh phí thực hiện chương trình phối hợp chưa được bố trí nhằm đạt được mục đích và nội dung của chương trình phối hợp. Việc thực hiện chủ yếu vẫn được lồng ghép các nhiệm vụ của hai cơ quan. Việc biên soạn và cung cấp các tài liệu tập huấn, truyền thông về giáo dục và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình chưa được đa dạng, phù hợp với các đối tượng.

Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình chủ yếu là kiêm nhiệm nên trình độ năng lực còn hạn chế, việc nắm bắt các tình hình, các vấn đề về gia đình phát sinh một số nơi còn chưa kịp thời, chính xác. Một số nơi chưa xác định được vai trò của tổ chức Hội nghị trong công tác gia đình.

Năm 2018, công tác phối hợp giữa hai cơ quan tập trung vào các nhiệm vụ, tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa hai ngành về công tác gia đình năm 2017; Xây dựng nội dung tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ VHTTDL về công tác gia đình giai đoạn 2018 - 2022; Tập trung chỉ đạo hướng dẫn các tỉnh, thành thực hiện Chương trình phối hợp giai đoạn 2018 - 2022, tập trung đầu tư cho nội dung giáo dục gia đình thuộc Đề án "phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020"; Phối hợp tổ chức kiểm tra giám sát liên ngàng việc triển khai thực hiện chương trình phối hợp gắn với kiểm tra về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình tại một số tỉnh, thành đại diện các vùng, miền.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đánh giá cao những kết quả mà hai bên đã phối hợp thực hiện trong chương trình phối hợp số 4833/CTPH-BVHTTDL-HLHPNVN về công tác gia đình năm 2017. Thứ trưởng ghi nhận sau một năm thực hiện, chương trình phối hợp đã đạt nhiều kết quả tích cực và được tập trung triển khai từ Trung ương đến địa phương trong hệ thống hai cơ quan phối hợp, tập trung cho công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và cộng đồng về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến gia đình, về vai trò, vị trí của gia đình, các kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, phòng chống bạo lực gia dình, nâng cao chất lượng giáo dục đời sống gia đình và xây dựng, phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình...

Bên cạnh thành công đạt được, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và đề nghị hai cơ quan cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để xây dựng giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên. Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan và các địa phương trực thuộc cũng như việc tích cực tham mưu cho lãnh đạo hai Bên sẽ giúp giải quyết những khó khăn trong đó có khó khăn về tài chính, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình trong giai đoạn dài (5 năm). Hơn thế nữa, sự đổi mới hợp tác phối hợp trên cả bốn lĩnh vực VHTTDL và gia đình cũng sẽ giúp các cơ quan nâng cao hơn chất lượng hiệu quả hoạt động VHTTDL và gia đình nói chung.

A.T

Ảnh trong bài
  • Tổng kết Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ VHTTDL