Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” là sự kiện thường niên do Bộ VHTTDL tổ chức nhằm tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thiết thực chào mừng 87 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2017) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Đây cũng là dịp kết nối địa phương, dân tộc trong quảng bá di sản văn hóa, phát triển du lịch tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tuần lễ văn hóa quy tụ gần 200 đồng bào các dân tộc, nghệ sĩ, diễn viên của 13 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Mường,Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, Chăm, Kinh, Raglai) của 13 địa phương là Cần Thơ, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên,Thừa Thiên-Huế, Đắk Lắk, Sóc Trăng, An Giang, Ninh Thuận tham dự. Chương trình còn có sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Cải lương Việt Nam, cùng các Hiệp hội du lịch địa phương, công ty lữ hành, du khách trong nước và quốc tế.
Theo chương trình kế hoạch của Bộ VHTTDL, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2017 dự kiến sẽ có 5 nhóm hoạt động chính, gồm: Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (tổ chức ngày 18/11/2017 (Thứ bảy). Đây là hoạt động điểm nhấn, kết hợp Khai mạc sự kiện. Nội dung sẽ tập trung vào việc đánh giá 01 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng gặp gỡ, trao đổi, học tập lẫn nhau, tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Giao lưu văn nghệ truyền thống dân tộc và tổ chức giải kéo co các dân tộc.Dự kiến sẽ có khoảng 200 người tham gia vào hoạt động này.
Tiếp đó là hoạt động Tái hiện Văn hóa chợ nổi Cái Răng - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Thời gian tổ chức từ ngày 18/11 - 20/11/2017, trong đó có trình diễn Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, kết hợp hoạt động xúc tiến du lịch của thành phố Cần Thơ); Giới thiệu văn hóa giao thương miền sông nước Chợ nổi Cái Răng độc đáo với hình thức mua bán nông sản, hàng hóa trên sông đang trở thành sản phầm du lịch độc đáo của Cần Thơ và miền Tây Nam Bộ. Tái hiện cảnh ghe, thuyền trao đổi mua bán các ngành hàng trái cây, rau củ, ấm thực, hàng thủ công mỹ nghệ...
Hoạt động của cộng đồng các dân tộc tại Làng (Thời gian tổ chức từ ngày 18/11 - 23/11/2017, gồm hoạt động của 12 dân tộc đang tổ chức hoạt động thường xuyên (hàng ngày) tại Làng, gồm: Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, KhmEr, Chăm, Raglai. Bên cạnh đó, đồng bào tái hiện hoạt động thường xuyên tại chính không gian ngôi làng của dân tộc mình được xây dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Nhóm hoạt động thứ 4 là Hội nghị - Tọa đàm “Xây dựng và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới”. Hội nghị - Tọa đàm sẽ được tổ chức vào ngày 19/11/2017 trong đó sẽ tập trung đánh giá quá trình đầu tư, phát triển của Làng; Định hướng mô hình hoạt động, khai thác, phát triển ừong thời gian tới của Làng và phương thức phối hợp phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tôc Viêt Nam trong bối cảnh mới.
Hoạt động thứ 5 là lễ khánh thành giai đoạn I chùa Pháp Ấn (Tổ chức ngày 23/11/2017 (Thứ Năm) với Lễ rước tượng Pháp Vân và Lễ an vị tượng Phật tại chùa Pháp Ấn - ngôi chùa thờ Phật theo phái Bắc tông được xây dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam).
KC