|
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo cần dần loại bỏ những lễ hội phản cảm, bạo lực (Ảnh: Văn Duy) |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VHTTDL báo cáo về công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. Theo đó, thành tích nổi bật trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong thời gian qua đó là công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã được các cấp có thẩm quyền quan tâm và chuyên nghiệp hơn. Nội dung Lễ hội diễn ra tại các địa phương phù hợp với truyền thống văn hóa, từ lễ hội có quy mô lớn đến các lễ hội quy mô nhỏ trong phạm vi làng, xã. Phần lễ được tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính; phần hội phong phú, hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc nhưng xphong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc theo hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm.
Trong đó, các hoạt động văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa các dân tộc vùng, miền. Gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, truyền thống văn hóa lâu đời, tốt đẹp, độc đáo của dân tộc, khẳng định bản lĩnh trí tuệ, tâm thức hướng về cội nguồn của cộng đồng. Các sinh hoạt lễ hội truyền thống đáp ứng nhu cầu tâm linh và giải trí của nhân dân, góp phần quóc dục đạo đức uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại các Lễ hội đã được thực hiện theo quy định của Ban quản lý, BTC các Lễ hội. Trong năm 2015, hầu hết tại các Lễ hội không còn trường hợp đổi tiền lẻ công khai, không xảy ra trường hợp tai nạn, cháy nổ, tình trạng nâng ép giá, tệ nạn cờ bạc, hoạt động mê tín dị đoan, mất vệ sinh… đã giảm nhiều so với mùa lễ hội trước.
|
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Văn Duy) |
Cùng với những thành tích đã đạt được, trong năm 2015, việc quản lý, tổ chức lễ hội vẫn còn một số những tồn tại như: vẫn còn biểu hiện thương mại hóa lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi, bán vé vào lễ hội, vi phạm quy chế tổ chức; một số lễ hội còn duy trì tập tục chứa đựng những yếu tố phản cảm, gây bức xúc dư luận (như lễ hội Cầu trâu - Hương Nha, Chém lợn ở Ném Thượng Bắc Ninh hay tập tục cướp phết - Vĩnh Phúc, cướp lộc - Sóc Sơn); vấn đề thu chi và quản lý tiền công đức); vẫn còn hiện tượng đốt nhiều vàng mã không đúng nơi quy định, gây lãng phí, nguy cơ cháy nổ cao vẫn diễn ra ở một số nơi. Tình trạng lén lút đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch chưa chấm dứt.
Trước thực trạng trên, ngành VHTTDL đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm cho việc quản lý, tổ chức lễ hội trong năm 2016. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội, gảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội; thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; thực hiện quy hoạch khu dịch vụ đảm bảo thuận tiện; Ban quản lý di tích, BTC lễ hội có phương án đặt và quản lý hòm công đức hợp lý, thuậ tiện cho người dân; đảm bảo vệ sinh môi trường an ninh trật tự; kiêm quyết không để các hành vi bạo lực, mê tín dị đoan, ăn mày, ăn xin, tranh giành đeo bám khách...
Báo cáo tổng kết cũng như phương hướng nhiệm vụ trong năm 2016 về việc quản lý, tổ chức lễ hội đều nhận được sự đồng tình, nhất trí của các đại biểu tham dự Hội thảo ở cả 3 điểm cầu.
Tại Hội nghị lần này, một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm chính là ý kiến tham luận của đại diện một số địa phương tổ chức lễ hội còn các tập tục được dư luận quan tâm. Trong đó, lễ hội Ném Thượng với tục chém lợn của tỉnh Bắc Ninh là một ví dụ. Nói về lễ hội Ném Thượng, ông Nguyễn Hữu Hoa, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết: lễ hội Ném Thượng liên quan đến tướng Đoàn Thượng thời Lý, sau nhiều năm mai một được phục dựng từ năm 1999. Đến năm 2012, do một số tổ chức bảo vệ động vật quốc tế lên tiếng phản đối, năm sau địa phương thôi không tổ chức chém lợn giữa sân đình mà được tổ chức ở nơi kín đáo. Nhưng lễ hội 2015 vừa qua, các bô lão địa phương tiếp tục khôi phục, chém lợn như cũ. Nhiều ý kiến vẫn cho rằng đây vẫn là lễ hội giàu truyền thống văn hóa, cần được bảo tồn, phát huy. Đối chiếu với các văn bản như Nghị định 103, Thông tư 04 thì lễ hội này không vi phạm gì”. Ông Hoa còn cho biết thêm “Đa số người dân Ném Thượng vẫn cho rằng lễ hội chém lợn vẫn phù hợp phong tục tập quán”. Trước những luồng dư luận trái chiều, Bắc Ninh đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học cũng như nhân dân. Và qua Hội nghị lần này, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục có những chỉ đạo điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp nhưng vẫn bảo tồn được truyền thống, tín ngưỡng.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận và đánh giá những thành tích đã đạt được trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội nói chung. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, việc quản lý, tổ chức lễ hội không thể để tồn tại những lễ hội phản cảm, bạo lực thế. Cái gì văn minh lịch sự thì giữ lại, hủ tục thì phải loại bỏ. Để Lễ hội diễn ra tôn vinh, trang nghiêm và phù hợp với thuần phong mỹ tục cũng như nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, đề nghị các địa phương cần nỗ lực hơn, quyết liệt hơn để dần loại bỏ những Lễ hội mang tính bạo lực, phản cảm. Điều này chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Bộ trưởng khẳng định.
VD