Theo đó, Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 26/5/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 quyết định đưa 09 sân golf và giai đoạn II của 01 sân golf ra khỏi danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020, trong đó, các tỉnh: Hòa Bình, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Long An, Lâm Đồng, Đồng Nai mỗi tỉnh 01 sân; riêng tỉnh Bình Thuận có 2 sân.
Bổ sung 15 sân golf vào danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020, trong đó, các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An mỗi tỉnh có 01 sân; riêng tỉnh Bình Thuận có 02 sân.
Danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 sau khi điều chỉnh, bổ sung bao gồm: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: 14 sân; Đồng bằng sông Hồng: 19 sân; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: 30 sân; Tây Nguyên: 07 sân; Đông Nam Bộ: 22 sân và Đồng bằng sông Cửu Long: 04 sân.
Quyết định số 1946/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ điều kiện hình thành sân golf cũng như tiêu chí xây dựng sân golf.
Cụ thể, điều kiện hình thành sân golf gồm : Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất của các địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có vị trí địa lý phù hợp với yêu cầu, mục đích của dự án sân golf và điều kiện về kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước; đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải, bảo vệ môi trường bền vững; Diện tích tối đa dành cho sân golf 18 lỗ là 100 ha; Một sân golf không sử dụng quá 5 ha diện tích là đất lúa 1 vụ năng suất thấp; Phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường...
Tiêu chí xây dựng sân golf gồm: Tiêu chí tổng hợp quan trọng nhất của một sân golf tuyệt đối không được sử dụng đất lúa 2 vụ. Trường hợp phải sử dụng đất lúa để xây dựng sân golf thì chỉ được sử dụng đất lúa một vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao với diện tích không quá 5% tổng diện tích một sân golf đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không được sử dụng đất thuộc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đất rừng (đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng) để xây dựng sân golf; Hiệu quả kinh tế - xã hội đánh giá ở mức báo cáo tiền khả thi; Địa điểm quy hoạch các sân golf chủ yếu là ở vùng trung du miền núi, vùng bãi cát ven biển khu vực miền Trung và các khu vực trọng điểm du lịch của các vùng và cả nước; Các dự án đầu tư sân golf phải tự đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông và sử dụng nguồn nước. Trong trường hợp sử dụng nguồn nước ngầm thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép; Dự án đầu tư xây dựng sân golf phải được lập, thẩm định, phê duyệt và phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để quản lý hoạt động sân golf về môi trường của từng sân golf và phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư;...
|
A.T