Phát triển TDTT trường học, trách nhiệm thuộc về ai?

TDTT trường học có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng của một quốc gia, góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc đầu tư phát triển TDTT trường học là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộ không phải của riêng ngành nghề nào, đơn vị nào mà là của mọi tâng lớp trong xã hội.

TDTT trường học ở nước ta là một bộ phận quan trọng cấu thành nền TDTT toàn dân, là nơi giao nhau của hai lĩnh vực giáo dục và TDTT. TDTT trường học không chỉ là phương tiên, nang cáo sức khoẻ, phát triển thể chất mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, ý chí, kỷ luật và lối sống lành mạnh cho thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam. Chính vì vậy, TDTT trường học góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc đầu tư phát triển TDTT trường học là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộ không phải của riêng ngành nghề nào, đơn vị nào mà là của mọi tâng lớp trong xã hội. Bài viết của TS Đỗ Vĩnh và Ths Nguyễn Đức Thành đã chỉ ra một cách rõ ràng, chi tiết về trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình, xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo và ngành TDTT trong sự phát triển chung của TDTT trường học ở Việt Nam.

Đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo, quản lý của Nhà nước ta về TDTT trường học, trong đó trách nhiệm phối hợp thực hiện của các bộ phận được quy định rất cụ thể.

Nhà nước

Chức năng lãnh đạo, định hướng trong sự phát triển TDTT trường học là của Nhà nước. Trách nhiệm của Nhà nước đối với TDTT trường học được quy định đầy đủ tại Điều 21 Luật Thể dục, Thể thao do Quốc hội ban hành năm 2006 và có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2007. Trong đó, đồng bộ các cơ quan chức năng của bộ máy Nhà nước ta từ địa phương đến Trung ương đều phải đặc biệt quan tâm phát triển TDTT trường học: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT xây dựng chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên TDTT, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, bảo đảm trang thiết bị, dụng cụ thể thao, chỉ tiêu biên chế giáo viên, giảng viên TDTT cho các trường công lập thuộc địa phương. Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối với trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường."

Bên cạnh đó, đối với đối tượng thanh niên lứa tuổi học sinh, sinh viên trong nước còn có chính sách "Bảo đảm cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tạo điều kiện học nghề, lựa chọn việc làm, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với khả năng và lứa tuổi". Với những thanh niên có tài năng: "Nhà nước có chơ chế, chính sách để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những thanh niên có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập, hoạt động.... thể dục, thể thao để trở thành những người tài năng. Tôn vinh và tạo điều kiện cho thanh niên tài năng phát triển và làm việc để phát huy khả năng đóng góp cho đất nước".

Gia đình, nhà trường và xã hội

Đối với công tác phát triển TDTT trường học, về phía gia đình, gia đình là tế bào của xã hội, đóng vai trò tiên phong trong việc định hướng, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia tập luyện TDTT nhằm rèn luyện sức khoẻ, phát triển tài năng và nhân cách.

Gia đình kết hợp chặt chẽ cùng nhà trường sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẽ đối với việc xây dựng ý thức và thói quen tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên. Vai trò của gia đình thể hiện trước hết ở việc tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình về nuôi dưỡng, học tập, rèn luyện và theo dõi đôn đốc, hướng dẫn con em sắp xếp thời gian học tập, tập luyện TDTT và nghỉ ngơi hợp lý. Gia đình thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia góp ý kiến vào kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy, tập luyện TDTT của trường, của lớp và có quyền yêu cầu nhà trường trả lời những vấn đề liên quan đến việc giáo dục rèn luyện của học sinh mà cha mẹ cần biết rõ.

Trách nhiệm của gia đình trong việc quan tâm đến việc tập luyện TDTT ở nhà trường của con cái đặc biệt lứa tuổi trưởng thành đã được "luật hoá" bằng quy định của Quốc hội: "Gia đình có trách nhiệm chăm sóc nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất cho thanh niên, khuyến khích thanh niên luyện tập thể dục, thể thao, thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh.

Trách nhiệm của Nhà trường

Nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trang bị kiến thức, hình thành nhân cách sống đồng thời cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tập luyện TDTT, phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên. Vai trò này đã được quy định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước.

Pháp lệnh TDTT quy định trách nhiệm cụ thể của nhà trường là cần phải: "Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức cho người học tham gia ccs hoạt động thể thao ngoại khoá. Bảo đảm an toàn cho người dạy và người học trong các hoạt động thể dục, thể thao. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao."

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu: "Hàng năm, căn cứ điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương để xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho phù hợp và kiểm tra, đánh giá kết quả... Tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên phù hợp với điều kiện, khả năng, năng khiếu của cá nhân... Hàng năm, nhà trường dành khoản kinh phí trừ nguồn ngân sách được cấp, học phí và các nguồn thu hợp pháp khác để chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác tổ chức các hoạt động học tập, tập luyện và thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên."

Trong các trường học, chính cán bộ, giáo viên, giảng viên TDTT là lực lượng hạt nhân tích cực nhất trong việc trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và tổ chức các hoạt động tập luyện, thi đấu cho học sinh, sinh viên. Nhà trường chính là cái nôi phát hiện và bồi dưỡng nhân tài TDTT cho quốc gia.

Vài trò của các tổ chức xã hội. Trước hết phải nhấn mạnh đến vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam. Chỉ thị số 36/CT/TW ngày 24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới của Đảng đã chỉ rõ vai trò của Đoàn Thanh niên cần phải: "Chủ động tổ chức các hoạt động TDTT, coi đó là một trong những nội dung sinh hoạt, rèn luyện của đoàn viên thanh niên, là một trong những biện pháp vận động, giáo dục đoàn viên và thanh thiếu niên".

Còn nữa

Đỗ Vĩnh - Đức Thành

Ảnh trong bài
  • Phát triển TDTT trường học, trách nhiệm thuộc về ai?