Thể thao và du lịch: động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội (tiếp)

Hưởng ứng các sự kiện thể thao, du lịch Thanh Hoá đã rất nhiệt tình tham gia đón tiếp và phục vụ khách. Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh du lịch, các địa phương có khu, điểm du lịch của Thanh Hoá cũng đã luôn luôn đầu tư, nâng cấp và cải tạo nhằm phục vụ một cách tốt nhất những vị khách du lịch trong các kỳ đăng cai các sự kiện, giải thi đấu thể thao. Đặc biệt không quên đầu tư, xây dựng các công trình thể thao trong khuôn viên các doanh nghiệp du lịch cũng như các khu, điểm du lịch nằm mục đích giao lưu, giải trí thu hút khách, như các phòng tập thể thao, sân Tennis, Cầu lông, bể bơi, trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao…

Phần II: đến thực tế Thanh Hoá

Trước xu thế phát triển chung của thế giới, khu vực và đất nước, trong những năm gần đây, Thanh Hoá cũng đã có sự đầu tư và thu được những kết quả rõ nét trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thể thao. Có thể thấy rõ tại bảng thành tích của thể thao Thanh Hoá trong những năm gần đây. Chỉ trong 2 năm (2006 – 2008), thể thao Thanh Hoá đạt được 467 HC (164 HCV, 127 HCB, 176 HCĐ), có 209 VĐV đạt Kiện tướng, trong đó có 11 VĐV đạt Kiệt tướng quốc tế. Những gương mặt VĐV tiêu biểu như: VĐV Nguyễn Văn Hùng đạt HCB Maratong tại giải Vô địch châu Á tháng 5/2008, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cử tham dự Olympic 2008, VĐV Nguyễn Thị Quỳnh giành 2 HCĐ môn Lặn tại giải Vô địch châu Á tại Trung Quốc tháng 11/2008… Năm 2009, đoàn Cầu mây của Việt Nam thi đấu tại Malaysia đã giành 1 HCV, 2 HCB, trong đó có VĐV Lưu Thị Thanh và Trần Quang Khải của Thanh Hoá tham gia. 

Có được những thành tích trên là nhờ sự đầu tư, quan tâm của ngành và tình, từ công tác huấn luyện đến chế độ dinh dưỡng, cơ sở vật chất cho các VĐV tập luyện. Hiện tại, khá nhiều dự án đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác phát triển TDTT của tỉnh có quy mô lớn, hiện đại đã và đang được đầu tư, như Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao của tỉnh, Nhà thi đấu thành phố. Có được sự quan tâm đầu tư đáng kể ấy, Thanh Hoá cũng đã tích cực tham gia đăng cai, tổ chức các giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp và quần chúng như: Hội khoẻ Phù Đổng, giải Bóng chuyền báo Tuổi trẻ Việt Nam năm 2008, giải Cầu mây quốc gia năm 2009… đã thu hút số lượng lớn các VĐV và cổ động viên tham dự. 

Hưởng ứng các sự kiện thể thao, du lịch Thanh Hoá, cụ thể là các khách sạn, nhà hàng, các đơn vị lữ hành, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh đã rất nhiệt tình tham gia đón tiếp và phục vụ khách. Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh du lịch, các địa phương có khu, điểm du lịch của Thanh Hoá cũng đã luôn luôn đầu tư, nâng cấp và cải tạo nhằm phục vụ một cách tốt nhất những vị khách du lịch trong các kỳ đăng cai các sự kiện, giải thi đấu thể thao. Đặc biệt không quên đầu tư, xây dựng các công trình thể thao trong khuôn viên các doanh nghiệp du lịch cũng như các khu, điểm du lịch nằm mục đích giao lưu, giải trí thu hút khách, như các phòng tập thể thao, sân Tennis, Cầu lông, bể bơi, trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao…

Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao của tỉnh đã được quan tâm, song so với mặt bằng chung của các tỉnh, thành phố lân cận thì còn rất khiêm tốn. Vì vậy, cơ hội cạnh tranh để đăng cai tổ chức các giải thể thao có quy mô lớn là rất khó khăn. Chính vì thế, đến nay, những giải đấu lớn mang tầm khu vực, quốc gia, Thanh Hoá vẫn chưa có cơ hội được đăng cai. Dẫn đến các doanh nghiệp du lịch, tuy có tham gia tổ chức đón tiếp phục vụ người hâm mộ thể thao song vẫn chưa chủ động vì họ chưa nhìn thấy lợi ích từ nguồn khách này đem lại. Điều quan trọng hơn nữa đó là nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị kinh doanh và nhân dân về vị trí địa lý, thế mạnh của thể thao, du lịch trong sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh chưa thực sự đầy đủ và rõ nét. Từ đó, dẫn đến sự kết hợp giữa Thể thao và Du lịch của Thanh Hoá chưa thực sự gắn kết, thiếu tích cực, không đồng bộ…

Vì vậy, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá cần tuyên truyền phổ biến sâu rộng ý nghĩa của việc phát triển thể thao và du lịch. Từ nhận thức đúng, trong thời gian tới, Du lịch của Thanh Hoá phải luôn trong tư thế sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách khi Thanh Hoá được tổ chức đăng cai các sự kiện thể thao. Bên cạnh đó, du lịch Thanh Hoá cần phải khai thác có hiệu quả loại hình du lịch - thể thao, đặc biệt là thể thao nghiệp dư, giao lưu, giải trí như: Đua thuyền, Lướt sóng, Lặn, Bóng chuyền bãi biển… kết hợp với các lễ hội, hội nghị, hội thảo, triển lãm.

Nếu chỉ đơn phương mình du lịch đầu tư, nâng cấp thì hiệu quả đem lại chỉ là phục vụ khách du lịch thuần tuý, mà phải cần có sự vào cuộc tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành cùng góp phần thúc đẩy sự nhiệp thể thao của tỉnh. Đó là việc đầu tư cơ sở vật chất, hậ tầng như: giao thông, thông tin liên lạc, công nghệ, sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi và đảm bảo chế độ cho các VĐV… Có như vậy, Thanh Hoá mới đủ sức để giành được quyền đăng cai những giải đấu thể thao lớn mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế, thu hút sự đầu tư và tham gia của khách du lịch tạo động lực thay đổi bộ mặt kinh tế văn hoá, xã hội của tỉnh.

Hy vọng và tin tưởng, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá sẽ phát triển và thực sự phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh.

Doãn Văn Phú

Ảnh trong bài
  • Thể thao và du lịch: động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội (tiếp)