Giáo dục đạo đức cho cán bộ, VĐV thể thao trên cơ sở pháp luật về thể thao

Trong hoạt động thể dục, thể thao, người cán bộ, trọng tài, VĐV thể thao và cả những người kinh doanh hoạt động này trước hết phải hiểu biết pháp luật về thể thao, nhất là những hành vi bị cấm để không có những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra; tìm hiểu những quy định của pháp luật khuyến khích làm những việc gì, không nên làm những việc gì hoặc buộc phải làm gì trong các hoạt động thể dục, thể thao để có những hành vi ứng xử đúng đắn.


Những hoạt động bị nghiêm cấm trong hoạt động TDTT

Trong hoạt động thể dục, thể thao, người cán bộ, trọng tài, VĐV thể thao và cả những người kinh doanh hoạt động này trước hết phải hiểu biết pháp luật về thể thao, nhất là những hành vi bị cấm để không có những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra; tìm hiểu những quy định của pháp luật khuyến khích làm những việc gì, không nên làm những việc gì hoặc buộc phải làm gì trong các hoạt động thể dục, thể thao để có những hành vi ứng xử đúng đắn.

Luật Thể dục, thể thao quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao tại điều 10 gồm:

1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc.

2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.

3. Gian lận trong hoạt động thi đấu thể thao.

4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.

5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao. 

Điều 3 Nghị định 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 quy định chi tiết những hành vi bị cấm trong hoạt động thể dục, thể thao.

Đây cũng chính là những quy định làm cơ sở để xác định chuẩn đạo đức chung trong hoạt động thể dục, thể thao, bởi chung quy lại đạo đức cao cả nhất của người hoạt động thể dục, thể thao là không phản quốc, hại dân; không gian lận, dối trá; có các hành vi ứng xử trung thực, cao thượng, giàu lòng nhân ái. Điều đó nay đã được điều chỉnh bằng những quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thể dục thể thao.

Tất cả những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao nếu vi phạm ở mức độ nhẹ nhất đều là những hành vi vi phạm đạo đức trước hết phải lên án bằng dư luận xã hội và nếu vi phạm nặng hơn thì sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật tuỳ theo mức độ vi phạm nặng nhẹ khác nhau.

Như vậy, những định hướng và chuẩn mực đạo đức của cán bộ,VĐV thể thao đã được Luật Thể dục, thể thao và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định. Cán bộ, VĐV thể thao phải hiểu biết pháp luật để điều chỉnh những hành vi của mình trong hoạt động chuyên môn cũng như trong cuộc sống phù hợp với những gì pháp luật không cấm, khuyến khích hay bắt buộc phải làm và những gì pháp luật cấm hoặc không khuyến khích.

Vũ Trọng Lợi

Ảnh trong bài
  • Giáo dục đạo đức cho cán bộ, VĐV thể thao trên cơ sở pháp luật về thể thao