Kiểm tra Doping trong các giải thi đấu thể thao

Doping một vấn đề không còn xa lạ và mới mẻ đối với thể thao Việt Nam những năm gần đây. Đặc biệt, trước thềm Đại hội thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 mà Việt Nam đăng cai, doping là vấn đề được nước chủ nhà đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, những kiến thức về doping lại chưa thực sự trở thành "hành trang" của mỗi VĐV, hay mỗi người hâm mộ thể thao tại Việt Nam chưa có cái nhìn tổng quát về nó.

Doping một vấn đề không còn xa lạ và mới mẻ đối với thể thao Việt Nam những năm gần đây. Đặc biệt, trước thềm Đại hội thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 mà Việt Nam đăng cai, doping là vấn đề được nước chủ nhà đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, những kiến thức về doping lại chưa thực sự trở thành "hành trang" của mỗi VĐV, hay mỗi người hâm mộ thể thao tại Việt Nam chưa có cái nhìn tổng quát về nó. Trang tin TDTT Việt Nam xin đăng tải bài viết của TS. Lê Đức Chương về vấn đề kiểm tra doping trong các giải thi đấu thể thao, đáp ứng phần nào mong muốn tìm hiểu những kiến thức về doping tới bạn đọc.

Bắt đầu từ Thế vận hội năm 1964, Uỷ ban Olympic thế giới đã quy định bắt buộc tiến hành kiểm tra Doping cho các VĐV tham dự Đại hội. Việc kiểm tra Doping là do tổ chức thể thao các cấp cử nhân viên kiểm tra chuyên môn đối với VĐV vào các thời điểm trước và sau khi thi đấu (thậm chí cả ngày thường) để xác định VĐV có dùng các chất hoặc phương pháp nằm trong danh mục bị cấm hay không. Hiện nay trên thế giới, kiểm tra Doping có hai hình thức lấy mẫu là: kiểm tra mẫu nước tiểu và kiểm tra mẫu máu.

 

Cho đến nay, kiểm tra mẫu nước tiểu vẫn là hình thức chủ yếu, còn kiểm tra mẫu máu chỉ coi là biện pháp hỗ trợ, dùng để đối phó với những chất và phương pháp khó bị kiểm tra qua mẫu nước tiểu. Trình tự kiểm tra Doping chủ yếu bao gồm ba khâu: chọn VĐV kiểm tra, lấy mẫu kiểm tra và phân tích kết quả mẫu.

Chọn VĐV kiểm tra

Trước khi bắt đầu thi đấu các môn thể thao, cơ quan kiểm tra Doping phải cùng các Liên đoàn thể thao và Ban tổ chức thương thảo, xác định số lượng cùng phương pháp chọn VĐV kiểm tra. Chọn VĐV kiểm tra thông thường quyết định bởi ngôi thứ thi đấu, có phá kỷ lục hay không, bốc thăm hoặc cũng có thể căn cứ theo tình hình đặc biệt tuỳ ý chỉ định VĐV kiểm tra.

Thông thường áp dụng phương pháp sau: VĐV giành ngôi thứ nhất hoặc mấy VĐV đứng đầu các môn cần phải tiếp nhận kiểm tra; VĐV giành ngôi thứ nhất các môn cần phải tiếp nhận kiểm tra, thứ nhì đến thứ tám thì bốc thăm kiểm tra; 

Với phương thức bốc thăm chọn một đến vài người trong những người giành thắng lợi ở các môn, ví dụ như tám người vào chung kết; 

Với phương thức bốc thăm chọn một đến vài người trong tất cả những người tham gia thi đấu ở các môn; 

Trong môn tập thể, với phương thức bốc thăm chọn một đến vài người trong các đội;

Trong môn thi đấu có kỷ lục, những người phá kỷ lục thế giới, kỷ lục châu lục, kỷ lục toàn quốc hoặc kỷ lục đại hội thể thao đều cần phải tiếp nhận kiểm tra.

Cơ quan kiểm tra Doping và đại diện y học của các Liên đoàn thể thao căn cứ theo tình hình xuất hiện trong quá trình thi đấu, như nghi ngờ VĐV nào đó dùng Doping hoặc đối với những thành tích nâng cao khác thường, có người tố giác dùng Doping hoặc các tình hình đặc biệt khác, có quyền sau khi thi đấu lập tức chỉ định VĐV đó kiểm tra ngay.

Trong ngày thường, cơ quan kiểm tra còn chọn một số VĐV nổi tiếng tiến hành kiểm tra ngoài thi đấu.

Lấy mẫu kiểm tra

Trình tự lấy mẫu nước tiểu quy định rất tỉ mỉ, nghiêm khắc, nhiều nhất có thể liệt kê khoảng 30 điều quy định chi tiết. Bước đi và quá trình của nó cơ bản̉ như sau: Nhân viên kiểm tra đưa giấy thông báo cho VĐV được chọn để đi kiểm tra. Sau khi ký tên xác nhận vào giấy thông báo, VĐV cần mang theo giấy chứng nhận tư cách đến Trung tâm kiểm tra Doping chỉ định báo cáo nội trong một giờ đồng hồ.

Trong thời gian này, VĐV sẽ có nhân viên kiểm tra đi kèm, không được đi tiểu, phòng đợi kiểm tra phải có đủ nước uống được niêm phong kín để VĐV uống. Thời gian VĐV đến nơi kiểm tra cùng với các thông tin cá nhân cần phải đăng ký trên tờ ghi chép, VĐV còn phải khai báo trong ba ngày gần nhất mình đã dùng qua thuốc gì hay không, đồng thời VĐV cùng với người phụ trách kiểm tra Doping ký tên trên biên bản ghi chép.

VĐV tự chọn một lọ đựng nước tiểu sạch, đứng trước mặt một nhân viên kiểm tra cùng giới, để lại ít nhất 75 ml lượng nước tiểu trong lọ, khi lấy nước tiểu những người khác đều không được có mặt tại hiện trường. VĐV tự mình chọn một cặp lọ bịt kín (lọ A và lọ B) chưa dùng qua, có đánh số thứ tự, rồi trước tiên đổ 50 ml nước tiểu vào lọ A, sau đó đổ 25 ml nước tiểu vào lọ B. Lúc này nhân viên kiểm tra sẽ kiểm tra nước tiểu còn lại trong lọ, nếu tỉ trọng nước tiểu thấp hơn 1,010 hoặc độ PH không nằm trong thang 5-7, thì VĐV cần phải lấy lại mẫu nước tiểu khác. 

TS. Lê Đức Chương

 

Ảnh trong bài
  • Kiểm tra Doping trong các giải thi đấu thể thao