Không phân biệt chế độ tập luyện của VĐV thể thao thành tích cao và VĐV khuyết tật

Cùng với Olympic, Pralympic Bắc Kinh 2008 - sân chơi lớn nhất của Thể thao người khuyết tật trên toàn thế giới đang đến gần, nhằm tìm hiểu quá trình tập luyện, chuẩn bị cho Paralympic Bắc Kinh 2008 của các VĐV khuyết tật Việt Nam, Trang tin Thể dục, Thể thao Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Lê Hồng Diệp Chi - Phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng - Tổng cục TDTT.

Bà Lê Hồng Diệp Chi - Phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng (Ảnh: CTV)
Cùng với Olympic, Pralympic Bắc Kinh 2008 - sân chơi lớn nhất của Thể thao người khuyết tật trên toàn thế giới đang đến gần, nhằm tìm hiểu quá trình tập luyện, chuẩn bị cho Paralympic Bắc Kinh 2008 của các VĐV khuyết tật Việt Nam, Trang tin Thể dục, Thể thao Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Lê Hồng Diệp Chi - Phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng - Tổng cục TDTT.

* Xin bà cho biết công tác chuẩn bị cho các VĐV khuyết tật Việt Nam đủ tiêu chuẩn tham dự Paralympic của Việt Nam hiện nay?

VĐV khuyết tật Việt Nam đủ tiêu chuẩn tham dự Paralympic Bắc Kinh 2008 gồm có 9 VĐV chính thức và 1 VĐV dẫn đường. Trong đó, 8 VĐV đã có trong danh sách đội dự tuyển Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Người khuyết tật thế giới - Paralympic Bắc Kinh 2008 theo Quyết định số 2671/QĐ-BVHTTDL ngày 12/6/2008, bao gồm: Lê Văn Công - VĐV Cử tạ (Tp Hồ Chí Minh), Đinh Thị Ngà - VĐV Cử tạ (Khánh Hoà), Châu Hoàng Tuyết Loan - VĐV Cử tạ (Khánh Hoà), Đặng Ánh Tuyết - VĐV Cử tạ (Hà Nội), Đào Văn Cương - VĐV Điền kinh (Hà Nội), Nguyễn Thị Thanh Thảo - VĐV Điền kinh (Tp Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Hải - VĐV Điền kinh Tp Hồ Chí Minh, Nguyễn Quang Vương - VĐV Bơi (Quảng Bình) và VĐV chạy dẫn đường (Hà Nội) Nguyễn Tiến Tới.

Niềm vui lại đến với thể thao người khuyết tật Việt Nam khi có thêm 1 xuất nữa tham dự Paralympic 2008. Trong phiên họp tại KualaLumpur - Malaysia ngày 16-18/6/2008, BTC Paralympic Bắc Kinh đã thông báo Việt Nam được bổ sung thêm 1 VĐV Triệu Thị Nhỏi môn Judo khiếm thị hạng 52kg được tham dự Đại hội. Vụ TDTT quần chúng đang hoàn thiện các thủ tục trình lãnh đạo Bộ quyết định, bổ sung VĐV, HLV vào danh sách đội dự tuyển được tập huấn và tham dự Paralympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, thể thao người khuyết tật Việt Nam sẽ có 9 VĐV chính thức tham gia thi
Đặng Ánh Tuyết - VĐV Cử tạ sẽ tham dự Paralympic Bắc Kinh 2008 (Ảnh: Thái Dương)

* Thưa bà, bà có thể cho biết tình hình tập luyện của các VĐV khuyết tật Việt Nam chuẩn bị cho Paralympic Bắc Kinh 2008

Từ ngày 1/7/2008, các VĐV khuyết tật Việt Nam đủ tiêu chuẩn dự Paralympic Bắc Kinh bắt đầu tập luyện dưới sự dẫn dắt của 6 HLV gồm: Ngô Anh Tuấn - HLV Điền kinh (Hà Nội), Đặng Văn Phúc - HLV Điền kinh (Tp Hồ Chí Minh), Đổng Quốc Cường - HLV Bơi (Tp Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Thịnh - HLV Cử tạ (Hà Nội), Quang Nhật Mạnh - HLV Cử tạ (Khánh Hoà) và HLV môn Judo của VĐV Triệu Thị Nhỏi mới được bổ sung - Trần Mai Thuý Hồng (Tp Hồ Chí Minh).

Các VĐV được tập huấn trong thời gian 2 tháng, tại 2 địa điểm, cụ thể: VĐV môn Điền kinh và Cử tạ tập huấn tại Hà Nội (Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình), VĐV môn Bơi và Judo (sẽ xin quyết định bổ sung) tập huấn tại Tp Hồ Chí Minh (Quận Tân Bình). Các VĐV đều được tập luyện với cơ sở vật chất rất tốt cũng như các điều kiện ăn nghỉ. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho các VĐV tập luyện chuẩn bị cho cuộc đấu lớn.

Còn các vấn đề khác liên quan đến chế độ của các VĐV, xin bà cho biết?

Sẽ không có sự phân biệt VĐV khuyết tật và VĐV thể thao thành tích cao bình thường khác trong vấn đề này. Vừa qua, lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định về việc tập huấn cho đội dự tuyển tham dự Paralympic. Trong đó đã quy định rõ về các chế độ cụ thể. Các VĐV đó sẽ được hưởng chế độ ăn 100.000đ/người/ngày, tiền công 70.000đ/người/ngày và tiền ở 150.000đ/người/ngày. Tất cả các khoản kinh phí này và kinh phí thuê địa điểm tập luyện, mua trang thiết bị, quần áo tập luyện, thuê xe ô tô đưa đón VĐV đi tập luyện, tiền bảo hiểm thân thể sẽ được sẽ được Tổng cục TDTT chi trả.

Là người quản lý lĩnh vực thể thao này đã nhiều năm, nhân đây bà đánh giá thế nào về phong trào tập luyện TDTT của người khuyết tật tại Việt Nam trong thời gian qua?

Chúng ta có thể thấy được điều đó ngay trong lần tham dự Paralympic gần đây nhất của đoàn thể thao khuyết tật Việt Nam. Nếu như tại Paralympic 2004, người khuyết tật Việt Nam tham dự chỉ với 4 VĐV ở 3 môn: Cử tạ (2 VĐV), Bơi (1 VĐV) và Điền kinh (1 VĐV) thì đến Paralympic 2008 đã tăng lên rất nhiều cả về số lượng VĐV và cả số nội dung thi đấu. Với 9 VĐV ở 4 môn thể thao: Cử tạ (4 VĐV), Bơi (1 VĐV), Điền kinh (3 VĐV) và Judo (1 VĐV).

Đạt được thành tựu như vậy là do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục TDTT đã chỉ đạo, tạo điều kiện cho phong trào TDTT trong người khuyết tật phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ đó cũng đã khẳng định phong trào TDTT người khuyết tật Việt Nam đang tiếp cận được với phong trào TDTT người khuyết tật thế giới.

Xin chân thành cảm ơn bà.

HX thực hiện
                                                                                                                                                                            


 

Ảnh trong bài
  • Không phân biệt chế độ tập luyện của VĐV thể thao thành tích cao và VĐV khuyết tật