Tạo nguồn tài chính của Bóng đá nhà nghề

Năm 2004 thế giới công bố danh sách các quốc gia có bóng đá nhà nghề (professional) và bán nhà nghề (semi-professional) gồm 58 quốc gia: Châu Á 6 quốc gia; Châu Phi 6 quốc gia; Châu Úc 1 quốc gia; Trung Bắc Mỹ 8 quốc gia; Nam Mỹ 10 quốc gia; Châu Âu 27 quốc gia. Các quốc gia Châu Á gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Quata, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia (trong đó Thái Lan, Malaysia là các quốc gia duy nhất có bóng đá bán nhà nghề).

Về cơ bản, các quốc gia có bóng đá nhà nghề và bán nhà nghề sử dụng các phương thức tương tự như nhau để tạo nguồn tài chính. Đây là vấn đề tương đối phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Theo GS.TS Dương Nghiệp Chí, việc tạo nguồn tài chính của Bóng đá nhà nghề bao gồm:

1.Tạo nguồn tài chính nhờ tham gia thị trường chứng khoán:

Từ năm 1898 đến năm 1996, các nhà đầu tư cho bóng đá nhà nghề không nhiều. Từ năm 1996 trở đi các nhà đầu tư bắt đầu tăng mạnh do nhận thấy tham gia thị trường bóng đá nhà nghề có thặng dư ổn định. Vào tháng 8/2000 ở Châu Âu có 32 doanh nghiệp bóng đá của 6 quốc gia giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong đó MU chiếm 65% cổ phần của bóng đá Anh khi ấy, tất nhiên hàng năm có sự thay đổi. Tổng vốn của MU trên thị trường chứng khoán khi ấy là 101.986.000 bảng Anh, giá trị mỗi cổ phiếu 4.06 bảng Anh, lãi 6.494.000 bảng Anh.

2. Tạo vốn nhờ vay mượn, ứng vốn:

Từ năm 1997 trở đi chủ doanh nghiệp bóng đá có toàn bộ quyền hạn về tài chính, thay thế câu lạc bộ bóng đá. Nói cách khác, quyền sinh quyền sát thuộc ông chủ doanh nghiệp bóng đá nhà nghề, không thuộc câu lạc bộ bóng đá nhà nghề. Các phương thức vay mượn, ứng vốn gồm:

-Chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông chính ứng vốn.

-Vay vốn ngân hàng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).

-Vay vốn tín dụng thương mại.

- Vay vốn nội bộ công nhân viên.

-Vay vốn thế chấp của công ty khác.

3. Tạo vốn nhờ kinh doanh hàng hóa, sân bãi:

Tạo vốn nhờ kinh doanh hàng hóa khởi sắc từ những năm 70 của thế kỷ 20, tới những năm 90 chiếm 60% tổng thu nhập kinh doanh thể thao. Kinh doanh hàng hóa bóng đá trong đó có thành phần nhỏ của hàng hóa phục vụ bóng đá nhà nghề. Ví dụ, năm 2001 ở Tây Ban Nha kinh doanh hàng hóa phục vụ bóng đá (trong đó có bóng đá nhà nghề), tennis, bơi, chạy bộ, xe đạp đạt 1,38 tỷ USD (trang phục chiếm 54%, giầy chiếm 33%, khí tài chiếm 13%).

Kinh doanh sân bãi như khu tập luyện và thi đấu bóng đá cũng là một nguồn thu.

4. Kinh doanh sự kiện thi đấu bóng đá

Kinh doanh sự kiện thi đấu bóng đá gồm nhiều hạng mục như bán vé vào xem thi đấu, môi giới, bản quyền truyền hình, quảng cáo (trên sân, trên áo), tài trợ, bán đồ lưu niệm, bán thức ăn uống…

Doanh thu mùa giải bóng đá nhà nghề  Anh năm 2008-2009 của một số câu lạc bộ như sau (nguồn bảng Anh): 

 

Giải vô địch

Giải Châu Âu

Giải cúp

Tổng số

MU

5230

3370

400

9000

Chelsse

4840

2770

510

8120

Arsenal

4720

2340

280

7340

Liverpool

5110

2040

80

7230

Mancity

4070

370

20

4460

Bình quân khán giả xem giải vô địch quốc gia ở một số sân của câu lạc bộ nhà nghề Anh mùa giải 2007-2008 là:

- Sân MU:75691 người.

- Sân Chelsse: 41395 người.

- Sân Leverpool: 44721 người.

-  Sân Arsenal: 60054 người.

Ta cần lưu ý, không câu lạc bộ bóng đá nhà nghề nào tạo nguồn tài chính từ cá cược bóng đá. Kết quả thi đấu sẽ không khách quan nếu câu lạc bộ bóng đá nhà nghề tham gia cá cược bóng đá.

Nhìn chung, tạo nguồn tài chính cho bóng đá chuyên nghiệp của nước ta vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cần chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ Trung ương và chính quyền các cấp. Muốn vậy, cần có cơ quan soạn thảo đề án, trình đề án để được Chính phủ phê duyệt. Cái khó ở đây là nhận thức về bóng đá và sự quyết liệt của các cơ quan, tổ chức có liên quan tới  bóng đá chuyên nghiệp. Cho nên bóng đá nước ta rất khó thực hiện quá trình nhà nghề hóa.

GS.TS Dương Nghiệp Chí

Ảnh trong bài
  • Tạo nguồn tài chính của Bóng đá nhà nghề