|
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn (Ảnh: Y Trang ) |
Thưa ông, cùng với một loạt các sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành TDTT, việc tổ chức Hội thảo Khoa học “70 năm thể dục thể thao dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ” có ý nghĩa như thế nào?
Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành TDTT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Mặc dù vẫn còn những hạn chế, thiếu xót và những vấn đề chưa được nêu ra trong Hội thảo, nhưng Hội thảo lần này đã đi đến thống nhất tìm ra sự đồng thuận và tiếng nói chung trong việc làm rõ quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác thể dục thể thao. Những quan điểm, tư tưởng của Bác luôn luôn gắn liền với việc tập luyện thể dục thể thao, chăm lo sức khoẻ cũng như xây dựng nòi giống con người Việt Nam đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng trước đây cũng như thời kỳ hội nhập sau này. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, thông qua hình ảnh của Bác, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác cũng như các Chỉ thị, Nghị quyết cuả Đảng, Nhà nước, toàn ngành Thể dục thể thao phấn đấu noi gương Bác, học tập Bác để đưa sự nghiệp TDTT tiếp tục phát triển, góp phần xây dựng tương lai của đất nước ngày càng phát triển ổn định.
Trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển, vai trò của TDTT đã được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Kể từ khi ngành TDTT Việt Nam ra đời cho đến nay, trong mỗi giai đoạn phát triển, kể cả trong thời kỳ chiến tranh cũng như thời bình xây dựng đất nước, vai trò, vị trí của TDTT đối với mỗi con người nói riêng cũng như đối với xã hội nói chung luôn luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta ko có sức khoẻ thì chúng ta không thể làm được bất cứ việ gì. Sức khoẻ chính là vấn đề có ý nghĩa mấu chốt quyết định tới tất cả công việc của mỗi con người, cũng như của đất nước. Chính vì vậy, nêu cao vai trò của TDTT đối với xã hôi, đối với mỗi con người là vô cùng cần thiết, vì sức khoẻ là mục tiêu, là động lực để thúc đẩy phát triển con người một cách bền vững, góp phần phát triển xã hội.
“Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 cho đến nay cần thêm sự đầu tư gì để TDTT phát triển mạnh mẽ hơn, thưa ông?
Sau 10 năm thực hiện "Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020", Thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên tất cả các mặt từ thể dục thể thao quần chúng lẫn thể thao thành tích cao. Tuy vậy, trước những yêu cầu của thời kỳ hội nhập, để thực hiện chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, chúng ta cần phải có sự đầu tư về nhiều mặt. Trong đó, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ và đặc biệt công tác nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực TDTT là những yếu tố cần tiếp tục được đầu tư. Làm thế nào đó, sự nghiệp TDTT phải gắn liền với các điều kiện đảm bảo cho sự phát phát triển, bởi đây cũng chính là những yếu tố sẽ tạo động lực cho TTVN phát triển cả về thể dục thể thao cho mọi người cũng như thể thao thành tích cao
Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 08- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao. Với tư cách là nhà quản lý, ông thấy việc thực hiện Nghị quyết 08 NQ/TW đã mang lại hiệu quả như thế nào?
Có thể nói, lần đầu tiên ngành TDTT có một nghị quyết của Đảng. Sự ra đời của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày1 tháng 12 năm 2011 đã tạo bước phát riển bền vững, bước phát triển mới đối với ngành TDTT. Sau khi có Nghị quyết 08 và Chỉ thị 16/CT-CP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết này, Thể dục thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tựu khích lệ cả về thể dục thể thao quần chúng lẫn thể thao thành tích cao. Điều này được thể hiện qua số người tập luyện TDTT thường xuyên hiện nay trên cả nước hiện nay đạt 28,3%; Số gia đình thể thao đạt tỷ lệ 20,1% tổng số hộ; Số CLB thể thao đạt 50.000 CLB; tỷ lệ học sinh, sinh viên thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa đạt 100%; tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa đạt 71%. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về phong trào TDTT quần chúng, Thể thao thành tích cao cũng không ngừng phát triển. Điều đó được thể hiện qua thành tích mà TTVN đạt được tại các sân chơi quốc tế. Ở sân chơi khu vực, chúng ta đã luôn giữ vững là một trong những quốc gia nằm trong Top dẫn đầu SEA Games và đặc biệt trong những năm gần đây, TTVN đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận ở các sân chơi quốc tế lớn như ASIAD và Olympic.
Một tronng những sự kiện nổi bật trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW mà ngành TDTT đang thực hiện trong năm 2016 đó là “ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân”. Ngày chạy dự kiến thu hút trên 7 triệu lượt người tham gia được tổ chức quy mô rộng khắp các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Nghị quyết số 08 – NQ/TW đã đi vào đời sống nhân dân. Chúng ta cần tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ chính trị để làm thế nào đó phát triển TDTT không chỉ đạt được thành tích cao mà tập trung phát triển nguồn lực con người thông qua việc tập luyện, nuôi dưỡng và phát triển sức khoẻ nhân dân.
Thưa ông, trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế là vô cùng cần thiết, TTVN cần thêm những điều kiện gì để việc quan hệ, hợp tác với bạn bè quốc tế đạt hiệu quả?
Trong xu thế phát triển hiện nay, hội nhập quốc tế là vấn đề cần phải tích cực và chủ động. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là vấn đề đặt ra cho thể thao Việt Nam. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá tế sẽ giúp cho mỗi quốc gia phát triển, trong đó TTDT Việt Nam cần có sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn, đặ biệt là hội nhập với khu vực và châu lục để sự nghiệp TDTT Việt Nam phát triển cả về chiều sâu cũng như bề rộng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
VD (ghi)