Là một trong những Tỉnh nằm ở khu vực chịu nhiều thiên tai, lũ lụt của dải đất miền Trung khắc nghiệt, Bình Định đang còn gặp nhiều khó khăn, đời sống kinh tế xã hội chưa có điều kiện để phát triển ổn định và thu được những thành tựu vang dội. Song con người Bình Định lại giàu những đức tính cao đẹp: đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, kiên cường, bất khuất vượt qua mọi gian nan thử thách để sống, học tập, lao động và sản xuất. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là của các cấp lãnh đạo địa phương, năm 2005 Tỉnh Bình Định đã thu được những kết quả đáng biểu dương trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh... đặc biệt phải kể đến những bước tiến vững chắc mà Thể thao Bình Định đã đạt được. Nhân chuyến công tác tại Tỉnh, phóng viên Trang tin điện tử Uỷ ban TDTT đã có dịp trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở TDTT Bình Định về công tác đào tạo VĐV trẻ của Tỉnh.
* Xin ông cho biết những nét chính trong công tác đào tạo VĐV của Sở TDTT Tỉnh Bình Định và thành tựu nổi bật trong công tác này năm 2005?
Hiện nay, hệ thống đào tạo VĐV của Tỉnh được chia ra thành 2 cấp. Đó là Trường Năng khiếu TDTT và Trung tâm HLTT. Tổng số VĐV tập trung thường xuyên tại Tỉnh là 300. Trường năng khiếu TDTT đào tạo VĐV từ 12 - 15 tuổi và trên 15 tuổi sẽ tập tại Trung tâm HLTT. Sở TDTT đào tạo 12 đội tuyển thuộc 9 môn gồm: Võ cổ truyền, Bơi lội, Bóng bàn, Cờ, Tán thủ, Điền kinh, Quần vợt, Bóng ném và Bóng đá.
Theo số liệu thống kê của Sở, từ năm 2001 đến 2004 số lượng VĐV đạt đẳng cấp ngày một tăng. Đến nay, Bình Định đã có 26 VĐV được phong cấp kiện tướng, 53 VĐV được phong cấp I. Trong đó có 2 VĐV được phong cấp Quốc tế Đại sư (môn Cờ tướng) và 2 VĐV đạt danh hiệu Kiện tướng FIDE (môn Cờ vua).
Năm 2005, tham dự những giải đấu trong nước và quốc tế, các đội tuyển của Bình Định đã giành được 133 huy chương các loại (47 HCV, 36 HCB, 50 HCĐ), đặc biệt tại các giải khu vực mở rộng, các VĐV Bình Định đã mang về 32 huy chương (9 HCV, 1HCB, 12 HCĐ). Trong 6 tháng đầu năm 2006, tổng số huy chương đạt được qua các giải đấu là 34 huy chương (16 HCV, 4 HCB, 14 HCĐ), riêng các môn trong đại hội TDTT toàn quốc đạt 2 HCV. So với năm 2005 (tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm), số huy chương đã tăng một cách đáng kể. Đặc biệt phải kể đến trong thành phần VĐV của đội tuyển quốc gia, Bình Định cũng đã đóng góp tới 22 VĐV ở nhiều môn khác nhau.
* Xin ông cho biết những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo VĐV của Tỉnh Bình Định ?
Bên cạnh những thuận lợi từ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, Thể thao Bình Định nói chung và công tác đào tạo VĐV nói riêng đã thu được những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này. Song những khó khăn mà Tỉnh đang gặp phải trong công tác đào tạo - huấn luyện đã trở thành trở ngại, thách thức và là niềm trăn trở đối với tập thể cán bộ, đặc biệt là những người làm công tác quản lý. Nổi bật lên là vấn đề thiếu nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo. Với mức kinh phí 3 năm chưa có gì thay đổi thì chỉ có thể đáp ứng được tiền ăn của VĐV chứ chưa dám tính đến chuyện cho quân tham dự một giải đấu có tầm cỡ hay đi tập huấn ở nước ngoài.
Công tác xã hội hóa TDTT ở Bình Định còn yếu, mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu nên chưa huy động được những nhà tài trợ ủng hộ cho việc xây dựng cơ sở vật chất và nuôi dưỡng những tài năng. Hơn nữa, bất cập trong việc bố trí học văn hoá và tập luyện của VĐV vẫn chưa thể giải quyết thoả đáng cũng là mối lo ngại không chỉ đối với các cấp lãnh đạo Sở, với phụ huynh của các em mà còn tạo tâm lý không tốt cho mỗi VĐV.
* Ông có đánh giá như thế nào về đội ngũ cán bộ HLV của Tỉnh ?
Có được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp lớn lao của tập thể đội ngũ cán bộ, HLV - những người trực tiếp làm công tác huấn luyện. Trong tổng số 69 cán bộ TDTT của Tỉnh thì có tới 54 người được đào tạo chuyên ngành TDTT có trình độ Đại học và trên đại học. Cũng cần nói thêm, 100% các xã, phường, thị trấn đều có hướng dẫn viên chuyên trách về TDTT. Không quản ngại khó khăn gian khổ, thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như chế độ đãi ngộ chưa được thoả đáng song tất cả cán bộ, HLV đều có lòng ham mê công việc, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, trau rồi kiến thức chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp tốt, hết mình vì sự phát triển chung của thể thao Tỉnh nhà.
Để đáp ứng những nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo, Sở TDTT Bình Định cũng rất quan tâm tới việc nâng cao trình độ chuyên môn cho các HLV. Bằng các hoạt động cụ thể như cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng, nâng cao về công tác quản lý, giảng dạy và huấn luyện. Ưu tiên, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ có năng lực và trình độ tiếp cận với những phương pháp huấn luyện hiện đại, tiên tiến, góp phần đắc lực trong công tác đào tạo - huấn luyện VĐV trẻ cấp Tỉnh.
* Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này !Thể thao Bình Định: Những dấu hiệu đáng mừng trong công tác huấn luyện - đào tạo VĐV trẻ
Là một trong những Tỉnh nằm ở khu vực chịu nhiều thiên tai, lũ lụt của dải đất miền Trung khắc nghiệt, Bình Định đang còn gặp nhiều khó khăn, đời sống kinh tế xã hội chưa có điều kiện để phát triển ổn định và thu được những thành tựu vang dội. Song con người Bình Định lại giàu những đức tính cao đẹp: đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, kiên cường, bất khuất vượt qua mọi gian nan thử thách để sống, học tập, lao động và sản xuất. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là của các cấp lãnh đạo địa phương, năm 2005 Tỉnh Bình Định đã thu được những kết quả đáng biểu dương trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh... đặc biệt phải kể đến những bước tiến vững chắc mà Thể thao Bình Định đã đạt được. Nhân chuyến công tác tại Tỉnh, phóng viên Trang tin điện tử Uỷ ban TDTT đã có dịp trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở TDTT Bình Định về công tác đào tạo VĐV trẻ của Tỉnh.
* Xin ông cho biết những nét chính trong công tác đào tạo VĐV của Sở TDTT Tỉnh Bình Định và thành tựu nổi bật trong công tác này năm 2005?
Hiện nay, hệ thống đào tạo VĐV của Tỉnh được chia ra thành 2 cấp. Đó là Trường Năng khiếu TDTT và Trung tâm HLTT. Tổng số VĐV tập trung thường xuyên tại Tỉnh là 300. Trường năng khiếu TDTT đào tạo VĐV từ 12 - 15 tuổi và trên 15 tuổi sẽ tập tại Trung tâm HLTT. Sở TDTT đào tạo 12 đội tuyển thuộc 9 môn gồm: Võ cổ truyền, Bơi lội, Bóng bàn, Cờ, Tán thủ, Điền kinh, Quần vợt, Bóng ném và Bóng đá.
Theo số liệu thống kê của Sở, từ năm 2001 đến 2004 số lượng VĐV đạt đẳng cấp ngày một tăng. Đến nay, Bình Định đã có 26 VĐV được phong cấp kiện tướng, 53 VĐV được phong cấp I. Trong đó có 2 VĐV được phong cấp Quốc tế Đại sư (môn Cờ tướng) và 2 VĐV đạt danh hiệu Kiện tướng FIDE (môn Cờ vua).
Năm 2005, tham dự những giải đấu trong nước và quốc tế, các đội tuyển của Bình Định đã giành được 133 huy chương các loại (47 HCV, 36 HCB, 50 HCĐ), đặc biệt tại các giải khu vực mở rộng, các VĐV Bình Định đã mang về 32 huy chương (9 HCV, 1HCB, 12 HCĐ). Trong 6 tháng đầu năm 2006, tổng số huy chương đạt được qua các giải đấu là 34 huy chương (16 HCV, 4 HCB, 14 HCĐ), riêng các môn trong đại hội TDTT toàn quốc đạt 2 HCV. So với năm 2005 (tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm), số huy chương đã tăng một cách đáng kể. Đặc biệt phải kể đến trong thành phần VĐV của đội tuyển quốc gia, Bình Định cũng đã đóng góp tới 22 VĐV ở nhiều môn khác nhau.
* Xin ông cho biết những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo VĐV của Tỉnh Bình Định ?
Bên cạnh những thuận lợi từ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, Thể thao Bình Định nói chung và công tác đào tạo VĐV nói riêng đã thu được những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này. Song những khó khăn mà Tỉnh đang gặp phải trong công tác đào tạo - huấn luyện đã trở thành trở ngại, thách thức và là niềm trăn trở đối với tập thể cán bộ, đặc biệt là những người làm công tác quản lý. Nổi bật lên là vấn đề thiếu nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo. Với mức kinh phí 3 năm chưa có gì thay đổi thì chỉ có thể đáp ứng được tiền ăn của VĐV chứ chưa dám tính đến chuyện cho quân tham dự một giải đấu có tầm cỡ hay đi tập huấn ở nước ngoài.
Công tác xã hội hóa TDTT ở Bình Định còn yếu, mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu nên chưa huy động được những nhà tài trợ ủng hộ cho việc xây dựng cơ sở vật chất và nuôi dưỡng những tài năng. Hơn nữa, bất cập trong việc bố trí học văn hoá và tập luyện của VĐV vẫn chưa thể giải quyết thoả đáng cũng là mối lo ngại không chỉ đối với các cấp lãnh đạo Sở, với phụ huynh của các em mà còn tạo tâm lý không tốt cho mỗi VĐV.
* Ông có đánh giá như thế nào về đội ngũ cán bộ HLV của Tỉnh ?
Có được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp lớn lao của tập thể đội ngũ cán bộ, HLV - những người trực tiếp làm công tác huấn luyện. Trong tổng số 69 cán bộ TDTT của Tỉnh thì có tới 54 người được đào tạo chuyên ngành TDTT có trình độ Đại học và trên đại học. Cũng cần nói thêm, 100% các xã, phường, thị trấn đều có hướng dẫn viên chuyên trách về TDTT. Không quản ngại khó khăn gian khổ, thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như chế độ đãi ngộ chưa được thoả đáng song tất cả cán bộ, HLV đều có lòng ham mê công việc, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, trau rồi kiến thức chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp tốt, hết mình vì sự phát triển chung của thể thao Tỉnh nhà.
Để đáp ứng những nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo, Sở TDTT Bình Định cũng rất quan tâm tới việc nâng cao trình độ chuyên môn cho các HLV. Bằng các hoạt động cụ thể như cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng, nâng cao về công tác quản lý, giảng dạy và huấn luyện. Ưu tiên, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ có năng lực và trình độ tiếp cận với những phương pháp huấn luyện hiện đại, tiên tiến, góp phần đắc lực trong công tác đào tạo - huấn luyện VĐV trẻ cấp Tỉnh.
* Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này !
NTH