Tính ưu việt trong cách thức tổ chức thi Năng khiếu chung của Trường Đại học TDTT I

Khác hẳn so với mùa tuyển sinh các năm trước, năm 2007 Trường Đại học TDTT I đã đổi mới nội dung thi môn Năng khiếu. Theo đó, các thí sinh sẽ phải trải qua 2 phần thi là Năng khiếu chung và chuyên môn. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của hình thức mới, Nhà trường đã xây dựng quy trình, cách thức tổ chức chặt chẽ, khoa học cho riêng nội dung thi Năng khiếu chung.

Khác hẳn so với mùa tuyển sinh các năm trước, năm 2007 Trường Đại học TDTT I đã đổi mới nội dung thi môn Năng khiếu. Theo đó, các thí sinh sẽ phải trải qua 2 phần thi là Năng khiếu chung và chuyên môn. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của hình thức mới, Nhà trường đã xây dựng quy trình, cách thức tổ chức chặt chẽ, khoa học cho riêng nội dung thi Năng khiếu chung.

Phần thi Năng khiếu chung được chia thành 2 địa điểm: Sân Điền kinh 1 (từ phòng 1 đến 90), Sân Điền kinh 2 (từ phòng 91 đến 175). Tương ứng với nó là 2 khu vực kiểm tra thể hình, khu 1 đặt tại Hội trường C (ngay sát Sân Điền kinh 1 nên số thí sinh nằm trong danh sách từ phòng 1 đến 90 sẽ kiểm tra tại đây), số còn lại sẽ kiểm tra tại khu 2 - Nhà thi đấu Đa năng. Quá trình kiểm tra thể hình lại được chia nhỏ các cụm thi ra theo 3 nhóm với những phòng thi tương ứng và có cửa vào từ nhiều hướng khác nhau. Việc phân chia khu vực và phân lượng thí sinh chi tiết không những đảm bảo cho quá trình thi diễn ra nhanh chóng, không lộn xộn mà còn cho thấy tính ưu việt trong cách thức tổ chức thi Năng khiếu chung của Trường Đại học TDTT I. Điều này lại càng được khẳng định qua buổi thi Năng khiếu sáng nay (10/7).

Đơn cử như tại Sân Điền kinh 1, với tổng số thí sinh của 3 cụm (1, 2 và 3) là 1092, nhưng công việc đã hoàn thành một cách thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các thí sinh thực hiện 3 bài thi (chống đẩy, bật xa tại chỗ, chạy zichzăc) theo hình thức "cuốn chiếu", xong nội dung này sẽ nhanh chóng được chuyển sang nội dung tiếp theo. Các cán bộ tính thành tích đều làm việc độc lập và không phải chuyển giao bất cứ một giấy tờ nào. Hơn nữa, giữa mỗi cụm thi đều có giải ngăn cách để tránh tình trạng các thí sinh di chuyển lung tung trong cả khu vực. Thí sinh vào và ra theo cửa mà Hội đồng tuyển sinh đã quy định.

Nói về vấn đề này, một cán bộ ở Cụm thi số 4 cho biết: "Hình thức tổ chức mới này đem lại hiệu quả rất cao, tránh tình trạng các thí sinh đi lại lộn xộn trong khu vực thi. Đồng thời tạo không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương và chuyên môn cao. Mỗi cán bộ đều nhận thấy sự quan trọng và cần thiết trong khâu làm việc được giao, nếu chậm sẽ gây ra tình trạng "ùn tắc" thí sinh ngay. Vì vậy, phải làm việc hết sức tập trung và phối hợp tốt với các nhóm khác. Thiết nghĩ cách tổ chức thi như thế này cần được duy trì và phát huy ngay cả trong những đợt thi học kỳ và đẳng cấp cho các sinh viên đang theo học tại trường".

Được biết, để đảm bảo vận hành thông suốt các mắt xích trong một chu trình cũng như của cả cụm thi, Nhà trường đã thành lập tiểu ban kiểm tra Thể hình và Năng khiếu chung gồm 15 cán bộ chủ chốt ở các môn thực hành và tập huấn kỹ lưỡng cho tất cả các cán bộ tham gia phục vụ phần thi này (khoảng hơn 200 người). Cán bộ được tập huấn đều có thể đảm nhận nhiệm vụ ở bất cứ khâu nào, từ nhóm đo thành tích, thư ký của tổ bật xa tại chỗ cho đến bấm đồng hồ, giám thị của tổ nằm sấp chống đẩy hay chạy zichzăc.

Phần thi năng khiếu chung (Bấm vào đây xem Videoclips)

Thiên Hà

 

Ảnh trong bài
  • Tính ưu việt trong cách thức tổ chức thi Năng khiếu chung của Trường Đại học TDTT I