|
Một buổi Hội thảo khoa học tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (Ảnh: T.Thanh) |
Cùng với việc thực hiện chức năng đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Bởi, NCKH không chỉ nhằm tìm kiếm, khuyến khích và phát triển những phát minh, sáng chế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà còn góp phần nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác giáo dục và đào tạo hiện nay.
Với đội ngũ giảng viên luôn được bổ sung và liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, trẻ và năng động say mê nghiên cứu khoa học, số lượng cũng như chất lượng đề tài tăng lên qua từng năm. Trung bình mỗi năm Nhà trường triển khai thực hiện từ 15 –20 đề tài có chất lượng gắn với việc ứng dụng trên các lĩnh vực như: Đổi mới ứng dụng phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp huấn luyện, cải tiến công tác tuyển sinh, công tác quản lý rèn luyện sinh viên, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, công tác giáo dục thể chất cho các đối tượng như (học sinh sinh viên, cán bộ viên chức, các lực lượng và thanh thiếu niên, phụ nữ và người cao tuổi…), các nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý, giảng dạy y sinh học trong hoạt động TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao…
Do xác định rõ tính chất mức độ nghiên cứu yêu cầu về hàm lượng nhanh để đầu tư trí tuệ làm căn cứ cho phân hóa, phân cấp đăng ký và xét duyệt và tính hợp tác (nhiều người cùng tham gia) trong NCKH với những đề tài đòi hỏi xử lý lượng thông tin lớn nên nhiều đề tài bám sát nội dung, chương trình dạy - học ở các hệ đào tạo - bồi dưỡng, nghiên cứu rộng về vấn đề giàu tính thực tiễn, hiệu quả cao.
Ngoài các công trình nghiên cứu, các hoạt động khoa học phục vụ cho công tác đào tạo cũng được Nhà trường chú trọng triển khai có nề nếp và chất lượng như: Xuất bản nội san khoa học hàng quý trong năm; công tác nghiên cứu biên soạn chương trình, giáo trình, tư vấn cải tiến công tác tuyển sinh, thi đua khen thưởng, tổ chức và tham gia các Hội nghị, Hội thảo khoa học trong và ngoài trường, phối hợp trong và ngoài ngành bước đầu có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ của ngành TDTT còn ít so với nhiều ngành khác, cùng với mức độ đầu tư và các cơ chế chính sách chưa phù hợp dẫn đến số lượng và chất lượng các công trình khoa học cấp ngành và cấp Nhà nước về lĩnh vực TDTT còn hạn chế. Các công trình có khả năng liên kết nhiều ngành để tăng giá trị khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội như TDTT gắn kết với các lĩnh vực văn hoá, du lịch, gia đình và y tế cũng như nhiều ngành khoa học và công nghệ khác vẫn còn ít. Đó là hiện trạng chung của toàn ngành và Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cũng không nằm ngoài những đặc điểm trên. (còn tiếp)
TS.Đặng Quốc Nam