Phiên họp bất thường lần thứ 143 của Ủy ban Olympic quốc tế là cơ hội duy nhất cho 07 ứng cử viên tổng thống trình bày chiến lược của họ. Trong 15 phút, mỗi ứng cử viên đã trình bày tầm nhìn của mình trước một số khán giả được chọn bao gồm các thành viên hoàng gia, cựu nguyên thủ quốc gia và một số nhân vật quyền lực nhất của thể thao toàn cầu.

Ủy ban Olympic quốc tế cần làm gì để đảm bảo được hoạt động tài trợ cho tương lai
Cuộc bầu cử, được ấn định vào ngày 20/3 tại Costa Navarino, Hy Lạp, sẽ đánh dấu một chương mới cho phong trào Olympic. Trong khi các vấn đề chính như tái hòa nhập của Nga, bình đẳng giới trong thể thao, tiến bộ công nghệ và tác động của khí hậu đều nằm trong chương trình nghị sự, thì “chiến trường” thực sự đều xoay quanh vấn đề tài chính: các hợp đồng tài trợ, quyền phát sóng và tính bền vững tài chính lâu dài của Thế vận hội.
Tài chính là trọng tâm của cuộc đua
Ủy ban Olympic quốc tế đã đảm bảo được 7,3 tỷ đô la (6,7 tỷ euro) doanh thu cho chu kỳ 2025–2028 và đang dự kiến thêm 6,2 tỷ đô la (5,7 tỷ euro) cho đến năm 2032. Nhưng những con số đó không nói lên toàn bộ câu chuyện. Khi các nhà tài trợ lớn như Toyota, Panasonic và Bridgestone dời khỏi Chương trình Olympic (TOP) vào năm 2024, mối lo ngại tính bền vững về mặt tài chính của mô hình tài trợ hàng đầu của Ủy ban Olympic quốc tế đang gia tăng. Từ "suy nghĩ lại về mô hình" đến "để mắt đến các thị trường chưa được khai thác"
Cựu VĐV bơi Olympic và Bộ trưởng Thể thao Zimbabwe, Kirsty Coventry, đã kêu gọi một cuộc đại tu cơ bản về khuôn khổ tài trợ. "Nếu chúng ta có thể tiếp cận nhiều người hơn, đặc biệt là ở Nam bán cầu và các khu vực chưa được đại diện, thì điều này sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các đối tác hiện tại của chúng ta như thế nào và thu hút những đối tác mới?"
Ứng cử viên David Lappartient, chủ tịch Liên đoàn Xe đạp Quốc tế (UCI) và Ủy ban Olympic Quốc gia Pháp, cũng bày tỏ quan điểm rằng Thế vận hội "phải đến Châu Phi", trong bài phát biểu trình bày ứng cử của mình.
Châu Phi đang ủng hộ đối thoại cởi mở với các nhà tài trợ doanh nghiệp và một nhóm làm việc trong Chương trình TOP để điều chỉnh kỳ vọng theo nhu cầu đang phát triển của Ủy ban Olympic quốc tế. "Các nhà tài trợ muốn nhiều hơn là chỉ có tầm nhìn trong hai tuần diễn ra Thế vận hội; họ muốn có sự tham gia liên tục với các VĐV và người hâm mộ. Để mang đến Thế vận hội thực sự đặc biệt, chúng ta phải có một cuộc thảo luận nghiêm túc về tương lai của Chương trình TOP và chương trình này phải như thế nào để duy trì tính bền vững”, Bộ trưởng Kirsty Coventry lập luận.
Sebastian Coe, Chủ tịch của World Athletics, có một cách tiếp cận khác, mở rộng sang các thị trường chưa được khai thác có tiềm năng tăng trưởng cao, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á. "Nếu chúng ta muốn Thế vận hội vẫn có liên quan, chúng ta phải mở rộng cơ sở người hâm mộ và quan hệ đối tác thương mại của mình ra ngoài các khu vực truyền thống", ông tuyên bố.
Sebastian Coe cũng đang thúc đẩy việc phân bổ lại quyền lực trong Ủy ban Olympic quốc tế, ủng hộ sự tham gia nhiều hơn của các thành viên trong các quá trình ra quyết định quan trọng, bao gồm cả việc lựa chọn thành phố đăng cai Thế vận hội. Với quan điểm trên, đưa ông Sebastian Coe trở thành một ứng cử viên mạnh mẽ (mặc dù ở tuổi 68, ông sẽ chỉ đủ điều kiện cho một nhiệm kỳ duy nhất theo các hạn chế về độ tuổi của Ủy ban Olympic quốc tế).
Tình hình bản quyền truyền hình
Thỏa thuận phát sóng của Ủy ban Olympic quốc tế với NBC, một trong những nguồn doanh thu chính sẽ hết hạn sau Thế vận hội Brisbane 2032.
Kể từ Los Angeles 1984, mạng lưới truyền hình Mỹ đã trở thành nền tảng tài trợ cho Olympic, nhưng bối cảnh truyền thông đang thay đổi. Juan Antonio Samaranch Jr, người đã phục vụ từ năm 1980 đến năm 2001, tin rằng tính linh hoạt là chìa khóa, cả trong việc ra quyết định và hiện đại hóa bản quyền truyền thông. "Các VĐV nên được phép chia sẻ cảnh quay về màn trình diễn của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Điều này giúp khán giả luôn chú ý và thu hút người hâm mộ mới", ông nhấn mạnh. Thách thức rất rõ ràng: làm thế nào để duy trì các hợp đồng dài hạn có lợi nhuận với các đài truyền hình lớn đồng thời thích ứng với bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, nơi thể thao cạnh tranh với một loạt các lựa chọn giải trí ngày càng mở rộng.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế tiếp theo sẽ thừa hưởng bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp. Với Los Angeles 2028 và Salt Lake City 2034 đang đến gần, Hoàng tử Feisal Al Hussein của Jordan, một ứng cử viên khác, đã nêu rõ lập trường của mình về ngoại giao Olympic. Ngoại giao Olympic phải độc lập với bất kỳ chính phủ nào.
Hoàng tử Feisal Al Hussein cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ sự tái hòa nhập nào của Nga vào thế giới Olympic đều phải tuân thủ nghiêm ngặt Hiến chương Olympic.
Phân phối doanh thu: Công bằng hay kinh doanh?
Ủy ban Olympic quốc tế tuyên bố rằng 90% doanh thu của họ được tái đầu tư vào thể thao, phân bổ cho các liên đoàn quốc tế, Ủy ban Olympic quốc gia và học bổng cho VĐV. Tuy nhiên, quá trình phân bổ vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Nếu tính đến việc điền kinh, thể dục dụng cụ và bơi mỗi môn nhận được hơn 50 triệu đô la (45,8 triệu euro), các liên đoàn nhỏ hơn gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợ của Ủy ban Olympic quốc tế.
Morinari Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn thể dục dụng cụ quốc tế, tin rằng cần phải xem xét lại cơ cấu tài chính. "Điều quan trọng là tất cả các liên đoàn đều có đủ nguồn lực để duy trì tính cạnh tranh", nếu được bầu, Morinari Watanabe sẽ trở thành chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế đầu tiên đến từ châu Á. Ông cũng đưa ra một ý tưởng cấp tiến, đổi tên Ủy ban Olympic quốc tế thành Tổ chức thể thao thế giới, không chỉ để quản lý Thế vận hội mà còn để góp phần vào xã hội ở quy mô lớn hơn nhiều.
Tuy nhiên, Johan Eliasch, doanh nhân tỷ phú và ông trùm trượt tuyết, đã đưa ra một quan điểm hoàn toàn khác. "Chúng tôi không ở đây để phân phối tiền đều; chúng tôi ở đây để đảm bảo sự thành công của Phong trào Olympic. Đây không phải là cuộc thi về mức độ phổ biến", ông tuyên bố.
Có 07 ứng cử viên đang chạy đua nhưng không có ứng cử viên nào dẫn đầu rõ ràng. Cuộc bầu cử ngày 20/3 đang định hình là cuộc bầu cử mở nhất trong nhiều thập kỷ. Không giống như năm 2021, khi chủ tịch người Đức được bầu lại mà không có đối thủ, lần này, cuộc đua cho thấy sự kì thú. Bất kỳ ai nắm quyền lãnh đạo đều sẽ thừa hưởng cả uy tín lãnh đạo Ủy ban Olympic quốc tế và cả trách nhiệm to lớn trong việc duy trì sự ổn định tài chính và tầm quan trọng toàn cầu của tổ chức này.
Từ việc đảm bảo các hợp đồng tài trợ mới cho đến việc mở rộng phong trào Olympic sang các thị trường mới nổi, chủ tịch tiếp theo sẽ định hình tương lai của Thế vận hội trong thập kỷ tới. Cũng cần nhấn mạnh rằng thành phố đăng cai Thế vận hội 2036 vẫn chưa được quyết định và các ứng cử viên từ Ấn Độ, Nam Phi và Indonesia đang cạnh tranh.
A.T biên dịch, ảnh insidethegames