Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Thể dục thể thao

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch dưới hình thức các câu hỏi – đáp quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Thể dục thể thao.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO

Câu hỏi 1: Khi kinh doanh trong lĩnh vực thể dục, thể thao, tổ chức, cá nhân cần lưu ý những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao gồm:

1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.

3. Gian lận trong hoạt động thể thao.

4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.

5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.

7. Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép.

Câu hỏi 2: Khi kinh doanh trong lĩnh vực thể thao, cần biết đến các quy định liên quan đến chính sách đất đai dành cho thể dục, thể thao. Vậy quy định của chính sách này như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 65 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, đất đai dành cho thể dục, thể thao được quy định như sau:

1 Trong quy hoạch, các dự án xây dựng trường học, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao theo quy định của Chính phủ.

2. Đất đai dành cho xây dựng công trình thể thao phải được bố trí ở những nơi thuận tiện để mọi người tham gia hoạt động thể dục, thể thao.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thể thao được giao đất và cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi lập kế hoạch sử dụng đất phải dành quỹ đất cho thể dục, thể thao phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao.

5. Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất dành cho công trình thể dục, thể thao, cơ quan có thẩm quyền phải bố trí quỹ đất tương ứng để thay thế.

Câu hỏi 3: Kinh doanh trong lĩnh vực thể thao gắn liền với phát triển thể thao chuyên nghiệp. Vậy, quy định của pháp luật về thể thao chuyên nghiệp như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 44 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, thể thao chuyên nghiệp được định nghĩa và chính sách của nhà nước đối với phát triển thể thao chuyên nghiệp cụ thể như sau:

1. Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

Câu hỏi 4: Theo quy định của pháp luật, trong lĩnh vực thể dục, thể thao, có hoạt động kinh doanh của các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. Vậy câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là gì?

Trả lời: Điều 49 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp như sau:

1. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

2. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.

3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp phải tuân thủ các quy định của liên đoàn thể thao quốc gia và liên đoàn thể thao quốc tế khi tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.

Câu hỏi 5: Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 52 Luật Thể dục, thể thao nắm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

1. Tham gia thi đấu giải thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.

2. Đào tạo, huấn luyện vận động viên chuyên nghiệp.

3. Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.

4. Ký hợp đồng lao động với vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

5. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao.

6. Bảo đảm nguồn tài chính hoạt động của câu lạc bộ.

7. Được sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

8. Được hưởng chính sách ưu đãi trong sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị do Nhà nước quản lý.

9. Được Nhà nước tạo điều kiện để tăng nguồn thu hợp pháp.

10. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Câu hỏi 6: Theo quy định của pháp luật, điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp gồm những điều kiện gì?

Trả lời: Điều 50 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, Điều 9, 10, 11, 12  Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao quy định về điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp cụ thể như sau:

- Điều kiện về huấn luyện viên chuyên nghiệp: phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

. Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp với hoạt động của môn thể thao chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia.

Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp cấp.

Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp của nước ngoài được liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp công nhận.

: Nhân viên y tế thường trực trong các buổi tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp hoặc nhân viên y tế của cơ sở y tế mà câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp ký hợp đồng để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao chuyên nghiệp trong trường hợp cần thiết phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng y tế trở lên.  Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (ngành, nghề số 197 Phụ lục V Luật Đầu tư). Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 55 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, Điều 13, 14 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao như sau: Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm là hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (ngành, nghề số 197 Phụ lục V Luật Đầu tư). Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, Điều 16 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao như sau: Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc phải có người hướng dẫn tập luyện là hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (ngành, nghề số 197 Phụ lục V Luật Đầu tư). Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc phải có người hướng dẫn tập luyện được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, Điều 15 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao như sau: Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước là hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (ngành, nghề số 197 Phụ lục V Luật Đầu tư). Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, Điều 17 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao như sau: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo là hoạt động hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thể thao được ghi nhận tại cam kết của Hiệp định WTO, áp dụng trực tiếp tại Việt Nam: nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực thể thao tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh với nhà đầu tư trong nước.

Có hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

Được liên đoàn thể thao quốc gia công nhận là vận động viên chuyên nghiệp. Trường hợp vận động viên là người nước ngoài tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam phải có chứng nhận chuyển nhượng quốc tế và Giấy phép lao động theo quy định pháp luật về lao động.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao chuyên nghiệp quốc tế.

Câu hỏi 7: Pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

Trả lời: Điều 51 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp như sau:

1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp; việc phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.

2. Cơ quan đăng k‎ý kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý doanh nghiệp cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi đã được cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định của Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 50 của Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Câu hỏi 8: Trong các hoạt động của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, có hoạt động chuyển nhượng vận động viên. Vậy việc chuyển nhượng vận động viên được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 47, 48 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp như sau:

- Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa hai câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trong nước được thực hiện bằng hợp đồng khi hợp đồng lao động của vận động viên chuyên nghiệp còn hiệu lực.

Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.

Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do các bên thỏa thuận bằng văn bản, bao gồm những nội dung sau đây:

a) Đối tượng chuyển nhượng;

b) Các bên tham gia chuyển nhượng;

c) Hình thức và phạm vi chuyển nhượng;

d) Thời gian chuyển nhượng;

đ) Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

e) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;

g) Trách nhiệm và mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

h) Cơ quan giải quyết tranh chấp;

i) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận.

- Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp Việt Nam và câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định về chuyển nhượng của liên đoàn thể thao quốc tế.

- Trình tự, thủ tục chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia quy định phù hợp với pháp luật Việt Nam và các quy định của liên đoàn thể thao quốc tế mà mình là thành viên.

Câu hỏi 9: Pháp luật quy định như thế nào về quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp

Trả lời: Theo quy định tại Điều 53 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được quy định như sau:

- Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo pháp luật về dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức.

- Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giải thể thao cho tổ chức, cá nhân theo hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Câu hỏi 10: Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp có phải là  ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không? Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp là gì?

Trả lời:

Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

Nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

- Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh; Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Nhân viên cứu hộ.

- Nhân viên y tế.

(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao:.đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Câu hỏi 11: Kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm có phải là  ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không? Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm là gì?

Trả lời:

(1) Phải thành lập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh môn thể thao trong Danh mục các môn thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;

(2) Có đủ nhân viên chuyên môn, bao gồm:

- Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Nhân viên cứu hộ.

- Nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.

(3) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Câu hỏi 12: Kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc phải có người hướng dẫn tập luyện có phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không? Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm là gì?

Trả lời:

(1) Phải thành lập doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao hoặc môn thể thao trong Danh mục bắt buộc phải có người hướng dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;

(2) Có người hướng dẫn tập luyện thể thao, phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(3) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Câu hỏi 13: Kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước có phải là  ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không? Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm là gì?

Trả lời:

(1) Có nhân viên cứu hộ.

(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

(3) Đối với hoạt động thể thao trên sông, trên biển, trên hồ hoặc suối lớn phải có xuồng máy cứu sinh.

Câu hỏi 14: Khi kinh doanh hoạt động thể thao, doanh nghiệp cần được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 55 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018; Điều 18, 19 20 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiêp cụ thể như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện (theo Mẫu)

Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (theo Mẫu) (có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn nếu thuộc trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có điều kiện về các giấy chứng nhận đối với nhân viên chuyên môn).

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao.

Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện) cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đủ điều kiện) thực hiện theo Mẫu, bao gồm nội dung sau đây:

a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Họ tên người đại diện theo pháp luật;

c) Địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao;

d) Danh mục hoạt động thể thao kinh doanh;

đ) Số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Doanh nghiệp chỉ được tiến hành kinh doanh hoạt động thể thao sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Câu hỏi 15: Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 21, 22 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiêp cụ thể như sau:

- Trường hợp cấp lại:

a) Thay đổi một trong các nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất hoặc hư hỏng.

- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận:

Trường hợp thay đổi một trong các nội dung của Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp;

c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị hư hỏng trong trường hợp bị hư hỏng.

- Trình tự, thủ tục:

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thẩm định hồ sơ, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện. Trường hợp không cấp lại, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử.

Câu hỏi 16: Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiêp cụ thể như sau:

- Trường hợp thu hồi:

a) Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện;

b) Chấm dứt kinh doanh hoạt động thể thao.

- Trình tự thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện

Trình tự thu hồi Giấy chứng nhận đối với trường hợp cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận như sau:

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện; thông báo Quyết định thu hồi đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện.

Doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp, đồng thời dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh thể thao ngay sau khi Quyết định thu hồi có hiệu lực.

Trình tự thu hồi Giấy chứng nhận đối với trường hợp chấm dứt kinh doanh hoạt động thể thao như sau:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm chấm dứt kinh doanh hoạt động thể thao, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được Giấy chứng nhận đủ điều kiện do doanh nghiệp nộp lại, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ban hành Quyết định thu hồi; thông báo Quyết định thu hồi đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện.

Câu hỏi 17: Pháp luật quy định như thế nào đối với hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao?

Trả lời:

Theo Điều 56 Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao như sau:

1. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.

2. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện theo quy định của Chính phủ.

Câu hỏi 18: Luật Thể dục, thể thao năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về đặt cược thể thao như thế nào?

Trả lời:

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao năm 2018 đã bổ sung Điều 67a quy định về đặt cược thể thao như sau:

1. Đặt cược thể thao là hình thức giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao được sử dụng để kinh doanh đặt cược.

2. Kinh doanh đặt cược thể thao phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Kinh doanh đặt cược thể thao là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược thể thao;

c) Hoạt động kinh doanh đặt cược thể thao phải minh bạch, khách quan, trung thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia;

d) Đồng tiền sử dụng để đặt cược thể thao, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược thể thao là Đồng Việt Nam.

3. Chính phủ quyết định Danh mục các hoạt động thể thao được phép kinh doanh đặt cược thể thao, quy định chi tiết về kinh doanh đặt cược thể thao.

- Trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 quy định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Như vậy, cho đến nay, việc kinh doanh đặt cược thể thao vẫn đang được thực hiện theo Nghị định này với các môn thể thao như trên.

Câu hỏi 19: Pháp luật quy định như thế nào về việc nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực thể thao?

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo là hoạt động hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thể thao được ghi nhận tại cam kết của Hiệp định WTO, áp dụng trực tiếp tại Việt Nam: nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực thể thao tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh với nhà đầu tư trong nước. 

CTTĐT

Ảnh trong bài
  • Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Thể dục thể thao