Những kết quả về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2023

Ngày 12/7, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã tiến hành họp phiên thứ 6 nhằm sơ kết tình hình 06 tháng đầu năm 2023 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các điểm cầu (Ảnh: QB)

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới điểm cầu tại trụ sở các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Tổ phó Tổ công tác Đề án 06; các thành viên Ủy ban quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc các bộ, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh và Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đại diện một số doanh nghiệp.

Báo cáo nêu rõ, trong tổng cộng 17 mục tiêu đến năm 2025, thì có 02 mục tiêu đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 11,8%; 15 mục tiêu chưa hoàn thành và đang tiếp tục thực hiện, đạt tỷ lệ 88,2%.

Tổng cộng 114 nhiệm vụ đến năm 2025, trong đó, 20 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 17,5%; 94 nhiệm vụ chưa hoàn thành và đang tiếp tục thực hiện, đạt tỷ lệ 82,5%.

Kết quả việc hoàn thiện thể chế

Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử sửa đổi; hiện đang tiếp tục gấp rút xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật.

Đến tháng 06/2023, đã có 03/30 bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, 36/63 địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 29/63 địa phương ban hành Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế và các mô hình thí điểm thanh toán số, y tế; 31/63 địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

Hiện đã công bố khoảng 140 TCVN, 12 QCVN phục vụ kinh tế số và xã hội số, trong đó có 08 QCVN về chất lượng dịch vụ số.

Về hạ tầng

Thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, gồm hạ tầng số và hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số và xã hội số. Kết quả đột phá là nhanh chóng phổ cập điện thoại thông minh tới mỗi người dân, phổ cập Internet cáp quang băng rộng tốc độ cao tới mỗi hộ gia đình, phổ cập dịch vụ điện toán đám mây tới mỗi doanh nghiệp.

Các kết quả trọng tâm bước đầu đã đạt được bao gồm: Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,2%; Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 76,93%; Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định: 90,59/89,56 (Mbps); Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động: 36,16/15,64 (Mbps); Kết quả phủ sóng đối với các thôn, bản lõm sóng: Đã hoàn thành phủ sóng cho 2.164/2.418 thôn, bản giai đoạn 2021-2022; các vùng còn lại chưa có điện; Nền tảng số.

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng 35 nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và được định kỳ cập nhật, công bố hàng năm. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 01 Nền tảng truyền hình số VTV Go được công nhận là nền tảng số quốc gia.

Điểm cầu Bộ VHTTDL có các đồng chí lãnh đạo Cục, Vụ và các đơn vị liên quan tham dự (Ảnh: QB)

Về dữ liệu số

Về cơ sở dữ liệu, đến tháng 6/2023, với sự quyết tâm của Bộ Công an trong tổ chức triển khai Đề án 06, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp và 63/63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin dân cư.

Đã tiếp nhận tổng số 1.014.473.517 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin công dân. Trong đó, số yêu cầu tra cứu, xác thực có thông tin đúng (100% trùng khớp các thông tin) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 604.825.046 yêu cầu; có thông tin sai lệch là 409.648.471 yêu cầu.

Đặc biệt, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia với tiến độ thần tốc (trong vòng 6 tháng đạt khoảng 95% cơ quan, đơn vị) so với thời gian để các cơ sở dữ liệu quốc gia trước đó đạt mức độ bao phủ tương tự.

Tính đến hết ngày 30/6/2023, đã có 96 bộ, ngành, địa phương (33 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố) hoàn thành kết nối và đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Tổng số dữ liệu được đồng bộ tự động về cơ sở dữ liệu quốc gia đến thời điểm này là 2.087.114 hồ sơ (trong đó bộ, ngành là 132.626/253.837 hồ sơ, đạt 50,25%), địa phương là 1.974.488/2.030.095 hồ sơ, đạt 96,28%).

Xây dựng dữ liệu và khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu tạo nên huyết mạch quan trọng của kinh tế số và xã hội số. Theo thống kê sơ bộ: 07 CSDL quốc gia (dân cư; đăng ký doanh nghiệp; bảo hiểm; hộ tịch điện tử toàn quốc; đất đai quốc gia; tài chính; cán bộ, công chức, viên chức) đã được ưu tiên triển khai, kết nối, chia sẻ phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và doanh nghiệp.

Về kết nối, chia sẻ dữ liệu qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP): NDXP đã kết nối với hệ thống của 98 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; 09 CSDL và 14 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu. Tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP tính đến hết ngày 21/06/2023, đạt 272.262.565 giao dịch (265.179.662 giao dịch thành công , 7.082.903 giao dịch thất bại ); trung bình hằng ngày có khoảng 1,45 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng. Tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP từ khi đưa vào sử dụng đến nay là hơn 1,231 tỷ giao dịch.

Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia.

Về cơ sở dữ liệu dân cư đã kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp và 63/63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin dân cư.
Đã tiếp nhận tổng số 1.014.473.517 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin công dân. Trong đó, số yêu cầu tra cứu, xác thực có thông tin đúng (100% trùng khớp các thông tin) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 604.825.046 yêu cầu; có thông tin sai lệch là 409.648.471 yêu cầu.

Đặc biệt, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia với tiến độ thần tốc (trong vòng 6 tháng đạt khoảng 95% cơ quan, đơn vị) so với thời gian để các cơ sở dữ liệu quốc gia trước đó đạt mức độ bao phủ tương tự.

Về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng

Phát triển năng lực quản lý các nền tảng số, xây dựng môi trường số an toàn, lành mạnh, tạo niềm tin để mạnh mẽ thực hiện chuyển đổi từ môi trường thực lên môi trường số. Kết quả đột phá là phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản tới người dân và doanh nghiệp. Theo đó: Tỷ lệ thuê bao điện thoại di độn thông minh có sử dụng phần mềm an toàn thông tin mạng cơ bản đạt 5,37%; Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng có sử dụng giải pháp an toàn thông tin mạng cơ bản đạt 2,3%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cũng chỉ ra những khó khăn, tồn tại, vướng mắc đối với công tác quản lý thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Đó là dữ liệu phục vụ quản lý kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, nằm rải rác ở rất nhiều cơ quan, địa phương với chi phí thu thập cao, độ trễ của dữ liệu dài, khó để loại bỏ được tính trùng lặp của dữ liệu nếu không có “hồ chứa”.

Các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu thiết yếu như: Giáo dục và học tập, chăm sóc sức khỏe chưa được thúc đẩy, hiện chưa có nền tảng số “Make in Vietnam” thống lĩnh thị trường.

Trải nghiệm của người dùng trên Internet vẫn chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, các đô thị. Khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn người dân tiếp cận với Internet, nền tảng số khó khăn, hạn chế.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đề ra 6 mục tiêu từ nay đến hết năm 2023, gồm:

Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉnh, thu hồi, cấp lại các loại giấy phép trong lĩnh vực giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật; quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử.

Tập trung làm điển hình thúc đẩy kinh tế số, xã hội số ở một số địa phương (như Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, v.v.) để rút kinh nghiệm nhân rộng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi sự phát triển kinh tế số, xã hội số quốc gia; xây dựng diễn đàn kết nối chuyên gia, nhà khoa học với cá nhân, tổ chức nhằm gắn kết sức mạnh tri thức để thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số.

Tổ chức Phiên họp Chuyên đề của Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia về phát triển kinh tế số.

Tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất.

Triển khai Chương trình thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước./.

Vân Thùy

 

Ảnh trong bài
  • Những kết quả về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2023
  • Những kết quả về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2023