Tiểu dự án giáo dục Đại học và kết quả đạt được tại trường ĐH TDTT I

Được bắt đầu từ ngày 8/9/1998, tiểu Dự án giáo dục Đại họcđược phê duyệt và chính thức có hiệu lực từ cuối quý 1 năm 1999. Giai đoạn I của Dự án có thời gian 9 năm và kết thúc vào năm 2007.

Được bắt đầu từ ngày 8/9/1998, tiểu Dự án giáo dục Đại họcđược phê duyệt và chính thức có hiệu lực từ cuối quý 1 năm 1999. Giai đoạn I của Dự án có thời gian 9 năm và kết thúc vào năm 2007. Mục tiêu chính của dự án là nhằm tăng cường tính gắn kết, linh hoạt giữa giáo dục Đại học (GDĐH) với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế thị trường; tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực GDĐH; nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học trong GDĐH. Trong đó, mục tiêu lâu dài của dự án là gắn kết GDĐH ở cấp hệ thống và nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cấp trường. Dự án được chia làm 3 quỹ nâng cao chất lượng (Qig), theo đó, Qig A có tổng số tiền đầu tư từ 500.000 USD trở xuống; Qig B là từ 750.000 USD trở xuống và Qig C có tổng số tiền đầu tư lớn hơn 1 triệu USD do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Trường Đại học TDTT I bắt đầu thành lập BTC thực hiện Dự án từ tháng 7/1999 và đến giữa năm 2000 thì tiểu Dự án mức A của trường được chấp thuận. Cuối năm 2004, tiểu Dự án mức B của Nhà trường được ký kết. Các hạng mục Qig A có tổng số tiền đầu tư là 475.500 USD và các hạng mục Qig B có tổng số tiền đầu tư là 740.000 USD.

Hội thảo tổng kết tiểu Dự án giáo dục Đại học của trường Đại học TDTT I
(Ảnh: N.Quang)
Sau khi triển khai Qig A, Nhà trường đã xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin (mạng máy tính nội bộ, kết nối Internet và mạng điện thoại) phục vụ công tác quản lý, điều hành, các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, Nhà trường đã áp dụng những phương pháp mới vào quá trình quản lý, điều hành các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý. Với các phần việc thuộc tiểu dự án nhóm B, Nhà trường đặt ra mục tiêu hiện đại hoá giảng đường, phòng hội thảo, phòng thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới phương pháp dạy, học tập và hướng nghiên cứu khoa học cũng như nâng cao trình độ giảng viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu quan trọng của Qig B này chính là chia sẻ nguồn lực và duy trì tính bền vững của tiểu Dự án.

Tiểu Dự án được thực hiện đã góp phần giúp cán bộ thực hiện Dự án hiểu và nắm rõ hơn các quy định của Ngân hàng thế giới và Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các Dự án có nguồn vốn của các tổ chức tài chính thế giới. Nhà trường cũng được thụ hưởng hệ thống mạng máy tính, điện thoại, các thiết bị y sinh, dụng cụ huấn luyện thể lực, giảng đường với các trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, tiểu dự án đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

T.Dương


 

Ảnh trong bài
  • Tiểu dự án giáo dục Đại học và kết quả đạt được tại trường ĐH TDTT I