Nhiều VĐV tài năng đã trưởng thành từ Trung tâm đào tạo VĐV trường Đại học TDTT I

Được biết đến không chỉ là một trong những trường có chất lượng đào tạo chuyên ngành TDTT tốt nhất cả nước, trường Đại học TDTT I còn là một trong 4 trung tâm đào tạo VĐV trẻ được thành lập theo quyết định của Uỷ ban TDTT (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) nhằm tìm kiếm tài năng thể thao và bổ sung cho đội tuyển quốc gia. Hơn 10 năm qua, kể từ khi chương trình mục tiêu được áp dụng (1994), tập thể cán bộ, giáo viên, VĐV, sinh viên của Nhà trường đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác giáo dục và đào tạo VĐV.

Được biết đến không chỉ là một trong những trường có chất lượng đào tạo chuyên ngành TDTT tốt nhất cả nước, trường Đại học TDTT I còn là một trong 4 trung tâm đào tạo VĐV trẻ được thành lập theo quyết định của Uỷ ban TDTT (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) nhằm tìm kiếm tài năng thể thao và bổ sung cho đội tuyển quốc gia. Hơn 10 năm qua, kể từ khi chương trình mục tiêu được áp dụng (1994), tập thể cán bộ, giáo viên, VĐV, sinh viên của Nhà trường đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác giáo dục và đào tạo VĐV.

Từ những khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, cho đến trình độ đội ngũ HLV còn non trẻ, đến nay, trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT I đã tiếp nhận 185 VĐV của 10 môn thể thao, gồm: Bóng bàn, Bóng ném, Pencak silat, Cầu lông, Cử tạ, Cầu mây, Bắn súng, Vật nữ, Cầu mây Hoop. Với trên 30 HLV, 2 chuyên gia người Bungary, Thái Lan của đội tuyển Cử tạ và Cầu mây, trung tâm đã đạt được những thành tích đáng biểu dương.

Thực hiện nhiệm vụ của ngành TDTT năm 2007, 185 VĐV của trung tâm đã tham dự nhiều sự kiện thể thao lớn của khu vực và Châu lục, giành tổng số 255 huy chương (trong đó có 89 HCV, 83 HCB, 83 HCĐ), đặc biệt, 25 huy chương đạt được ở các giải quốc tế đã chứng tỏ sự phát triển đúng hướng của công tác đào tạo trẻ. Tiêu biểu trong số huy chương quốc tế mà trung tâm đạt được phải kể đến 01 HCB tại Asian Indoor Games 2 (Ma Cao - Trung Quốc) và 02 HCĐ tại SEA Games 24 (Thái Lan), đều do công của các VĐV đội tuyển Cầu mây Hoop; 7 HCV mà đội tuyển Pencak Silat đã giành được tại giải Vô địch trẻ Thế giới một lần nữa đã khẳng định ngôi vị số một của Việt Nam trên đấu trường Châu lục..

Vốn không được coi là quốc gia có thế mạnh về Bóng bàn trong khu vực ĐNA, nhưng rõ ràng 4 HCV của đội tuyển trẻ tại giải trẻ Đông Nam Á 2007 và 01 HCĐ tại giải trẻ Châu Á, không chỉ cho thấy Bóng bàn Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng, dần dần khẳng định ưu thế mà hơn thế nữa NHM còn hy vọng vào việc tiến xa hơn nữa của Bóng bàn Việt Nam khi có lực lượng VĐV kế cận đầy tài năng...

Pencak Silat là một trong những môn mạnh của trung tâm đào
VĐV trẻ trường Đại học TDTT I (Ảnh:NTH)
Có thể nói, trong suốt thời gian qua, trung tâm đào tạo VĐV trẻ trường Đại học TDTT I đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp, bổ sung VĐV cho đội tuyển quốc gia. Từ chính cái nôi đào tạo này nhiều VĐV đã trưởng thành và thi đấu giành thành tích cao về cho thể thao Việt Nam tại đấu trường khu vực và Châu lục, nổi bật như: Bùi Thị Nhung, Nguyễn Thị Thu Cúc, Vũ Văn Huyện, Nguyễn Duy Bằng (Điền kinh); Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thiết, Trịnh Thị Ngà (Cử tạ), Ngọc Anh (Pencak Silat)...

Với những thành tích đã đạt được, tập thể trung tâm đào tạo VĐV tẻ trường Đại học TDTT I đã được nhận Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; 18 VĐV xuất sắc của đội tuyển Pencak Silat và Cầu mây Hoop vinh dự được nhận giấy khen của ngành TDTT và đặc biệt cá nhân: HLV Nguyễn Anh Tú (trường Đại học TDTT I) và VĐV Bùi Thị Nhung đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, nhiều cán bộ, HLV của Trung tâm đã được trường Đại học TDTT I trao bằng khen và giấy khen.

Phát huy những thành tích đã đạt được, năm 2008, trung tâm đào tạo VĐV trẻ trường Đại học TDTT I quyết định mở rộng quy mô đào tạo tăng lên 240 VĐV, phấn đấu đạt chỉ tiêu từ 15 đến 20 VĐV được gọi lên đội tuyển Quốc gia. Để đạt được mục tiêu đó, trung tâm cũng đã có những phương án thực hiện đồng bộ mà yếu tố quan trọng nhất là việc đầu tư hơn nữa về con người và cơ sở vật chất tập luyện.

Thiên Hà
 

Ảnh trong bài
  • Nhiều VĐV tài năng đã trưởng thành từ Trung tâm đào tạo VĐV trường Đại học TDTT I