Đẩy mạnh giáo dục thể chất học đường

Trong những năm qua, thể lực người Việt Nam được nâng lên không đáng kể và đây là vấn đề đang đặt ra trong chiến lược phát triển con người. Vì vậy, việc trang bị kiến thức ngay từ khi còn là học sinh để mỗi người tự biết cách rèn luyện sức khỏe cho mình là rất cần thiết. Với một nền giáo dục toàn diện thế hệ tương lai sẽ trở thành những con người có đủ sức khỏe và trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.

Trong những năm qua, thể lực người Việt Nam được nâng lên không đáng kể và đây là vấn đề đang đặt ra trong chiến lược phát triển con người. Vì vậy, việc trang bị kiến thức ngay từ khi còn là học sinh để mỗi người tự biết cách rèn luyện sức khỏe cho mình là rất cần thiết. Với một nền giáo dục toàn diện thế hệ tương lai sẽ trở thành những con người có đủ sức khỏe và trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.

Cùng với các mặt giáo dục, giáo dục thể chất học đường của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay có những chuyển biến tích cực và góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục và thể dục thể thao trong tình hình mới của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì thực chất còn nhiều khó khăn: Ở các trường Tiểu học, số giáo viên kiêm nghiệm công tác giáo dục thể chất còn rất ít. Chỉ có hơn 10 % giáo viên dạy giáo dục thể chất cấp Tiểu học là chuyên trách. Vì vậy để đảm bảo đủ 100% số trường có giáo viên chuyên trách giảng dạy môn giáo dục thể chất thì riêng khối Tiểu học còn cần tới khoảng 13.000 giáo viên.

Ngay như những giáo viên hiện tại đang dạy giáo dục thể chất trong các trường cũng đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Có nhiều giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo không phải từ trường Cao đẳng, ĐH TDTT và các bộ môn thể dục trong trường sư phạm.

Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất đối với giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay lại là sân tập và phương tiện hỗ trợ học tập. Trước đây, khi quy hoạch và xây dựng nhà trường, người ta mới chỉ tính đến diện tích để xây nhà trường, lớp mà không tính đến không gian giành cho học sinh tập thể dục. Trong các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh …đều thiếu sân tập. Đặc thù của giáo dục thể chất là sự vận động trong buổi học. Nếu như học sinh đến giờ giáo dục thể chất mà tập luyện ngay tại sân trường sẽ gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các lớp xung quanh. Vì lẽ đó nhiều trường phải đi thuê địa điểm, để thầy và trò nhà trường học giáo dục thể chất. Đối với những trường này để có một sân tập là rất khó khăn và bản thân ngành giáo dục không tự giải quyết được vì quỹ đất đô thị rất ít và phải do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, thành phố quyết định. Mặc dù ở những trường này, việc “ huy động sức dân” để làm sân tập trang bị phương tiện tập luyện cho con em mình là không khó.

Đối với những trường học có thể có mặt bằng để xây dựng sân bãi tập luyện thì cơ sở vật chất lại quá eo hẹp. Về chương trình học tập, có ý kiến cho rằng quá nặng đối với học sinh. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại trường Trung học cơ sở Thanh Trì ( Hà Nội). Đối với 32 học sinh lớp 8A trong một giờ học giáo dục thể chất, sau khi đo nhịp tim của các học sinh trong suốt quá trình vận động với 2 nội dung chạy nhanh và chạy bền đều cho thấy chương trình tập luyện trong một tiết học không hề nặng đối với các em (nhịp tim sau mỗi lần vận động chỉ ở mức 114 nhịp/phút trong khi cho phép ở mức trung bình là 130 - 140 nhịp/ phút ). Do đó việc tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong các trường học đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, toàn ngành thể dục thể thao và giáo dục đào tạo.

Giáo dục thể chất trong nhà trường không những đóng một vị trí quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện cả về: Đức-Trí-Thể-Mỹ…mà còn giúp cho các em học sinh có đầy đủ mọi điều kiện bước vào cuộc sống lao động, xây dựng xã hội chủ nghĩa đồng thời đẩy mạnh giáo dục thể chất ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

HH

 

Ảnh trong bài
  • Đẩy mạnh giáo dục thể chất học đường