Sáng 16/7/2006, kỳ thi tuyển sinh của trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng đã bắt đầu với hai môn thi Sinh (buổi sáng) và Toán (buổi chiều). Theo báo cáo đoàn Thanh tra của Vụ tổ chức cán bộ - Uỷ ban Thể dục Thể thao, đã có tổng số 2.373 thí sinh dự thi/4.217 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 56,27% (trong đó, thí sinh nam là 1.851 và thí sinh nữ là 522).
Trong ngày thi văn hoá có 02 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi và đều bị xử lý với hình thức đình chỉ thi (01 thí sinh vi phạm ở môn Sinh và 01 ở môn Toán).
Theo đánh giá của đoàn thanh tra tuyển sinh thuộc Vụ tổ chức cán bộ tại kỳ thi này, công tác chuẩn bị được Hội đồng tuyển sinh thực hiện tốt, từ khâu ban hành các văn bản hành chính đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức các địa điểm thi... đều được chuẩn bị khá kỹ.
Để phục vụ cho ngày thi các môn văn hoá, Hội đồng tuyển sinh đã chuẩn bị 05 điểm thi gồm: Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng (16 phòng thi với 327 thí sinh dự thi/576 thí sinh đăng ký), trường THPT Thái Phiên (34 phòng thi với 698 thí sinh dự thi/1224 thí sinh dự thi), trường THPT cơ sở Phan Đình Phùng (21 phòng thi với 411 thí sinh dự thi/740 thí sinh đăng ký), trường THPT Đoàn Thị Điểm (27 phòng thi với 522 thí sinh dự thi/945 thí sinh đăng ký) và trường THCS Đỗ Đăng Tuyển (21 phòng thi với 415 thí sinh dự thi/732 thí sinh đăng ký). Phòng thi tại các địa điểm thi trên đều được đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là kỳ thi tuyển sinh mà nhà trường đã tự ra đề thi các môn văn hoá. Theo thanh tra tuyển sinh của Vụ tổ chức cán bộ - Uỷ ban Thể dục Thể thao, việc ra đề thi của trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng được thực hiện theo đúng quy trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định, đảm bảo nguyên tắc bảo mật, an toàn.
Ngày 17/7, các thí sinh bước vào nội dung thi năng khiếu với những cải tiến thay đổi và có điểm khác so với kỳ thi tuyển sinh Đại học vừa qua của ngành Thể dục Thể thao. Tất cả các thí sinh đều phải thi phần thi năng khiếu chung, sau đó mới tham dự thi phần thi chuyên sâu của môn đăng ký dự thi và tính điểm hai nội dung này theo tỷ lệ 6/4. Điều này đã góp phần hạn chế một số tiêu cực trong việc tuyển sinh (tại kỳ tuyển sinh Đại học, các thí sinh chỉ thi phần chuyên sâu của môn đăng ký dự thi trong phần thi năng khiếu).
HX
Sáng 16/7/2006, kỳ thi tuyển sinh của trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng đã bắt đầu với hai môn thi Sinh (buổi sáng) và Toán (buổi chiều). Theo báo cáo đoàn Thanh tra của Vụ tổ chức cán bộ - Uỷ ban Thể dục Thể thao, đã có tổng số 2.373 thí sinh dự thi/4.217 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 56,27% (trong đó, thí sinh nam là 1.851 và thí sinh nữ là 522).
Trong ngày thi văn hoá có 02 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi và đều bị xử lý với hình thức đình chỉ thi (01 thí sinh vi phạm ở môn Sinh và 01 ở môn Toán).
Theo đánh giá của đoàn thanh tra tuyển sinh thuộc Vụ tổ chức cán bộ tại kỳ thi này, công tác chuẩn bị được Hội đồng tuyển sinh thực hiện tốt, từ khâu ban hành các văn bản hành chính đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức các địa điểm thi... đều được chuẩn bị khá kỹ.
Để phục vụ cho ngày thi các môn văn hoá, Hội đồng tuyển sinh đã chuẩn bị 05 điểm thi gồm: Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng (16 phòng thi với 327 thí sinh dự thi/576 thí sinh đăng ký), trường THPT Thái Phiên (34 phòng thi với 698 thí sinh dự thi/1224 thí sinh dự thi), trường THPT cơ sở Phan Đình Phùng (21 phòng thi với 411 thí sinh dự thi/740 thí sinh đăng ký), trường THPT Đoàn Thị Điểm (27 phòng thi với 522 thí sinh dự thi/945 thí sinh đăng ký) và trường THCS Đỗ Đăng Tuyển (21 phòng thi với 415 thí sinh dự thi/732 thí sinh đăng ký). Phòng thi tại các địa điểm thi trên đều được đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là kỳ thi tuyển sinh mà nhà trường đã tự ra đề thi các môn văn hoá. Theo thanh tra tuyển sinh của Vụ tổ chức cán bộ - Uỷ ban Thể dục Thể thao, việc ra đề thi của trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng được thực hiện theo đúng quy trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định, đảm bảo nguyên tắc bảo mật, an toàn.
Ngày 17/7, các thí sinh bước vào nội dung thi năng khiếu với những cải tiến thay đổi và có điểm khác so với kỳ thi tuyển sinh Đại học vừa qua của ngành Thể dục Thể thao. Tất cả các thí sinh đều phải thi phần thi năng khiếu chung, sau đó mới tham dự thi phần thi chuyên sâu của môn đăng ký dự thi và tính điểm hai nội dung này theo tỷ lệ 6/4. Điều này đã góp phần hạn chế một số tiêu cực trong việc tuyển sinh (tại kỳ tuyển sinh Đại học, các thí sinh chỉ thi phần chuyên sâu của môn đăng ký dự thi trong phần thi năng khiếu).
HX