Điểm qua công tác tuyển sinh của trường Đại học TDTT I năm 2006

Lựa chọn được những học sinh giỏi, có năng khiếu để đào tạo trở thành đội ngũ cán bộ TDTT có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của ngành Thể dục Thể thao là một nhiệm vụ quan trọng hàng năm của các trường Đại học TDTT nói chung và trường Đại học TDTT I nói riêng.

Lựa chọn được những học sinh giỏi, có năng khiếu để đào tạo trở thành đội ngũ cán bộ TDTT có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của ngành Thể dục Thể thao là một nhiệm vụ quan trọng hàng năm của các trường Đại học TDTT nói chung và trường Đại học TDTT I nói riêng.

Cũng như kỳ thi trước, Trường Đại học TDTT I tổ chức tuyển sinh tại 2 trường: Đại học TDTT I và Cao đẳng TDTT Đà Nẵng (cơ sở 2 của trường Đại học TDTT I, tuyển sinh và đào tạo hệ Đại học). Mọi công tác chuẩn bị đã được Hội đồng tuyển sinh xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các công tác khác như: tổ chức đón tiếp các thí sinh, y tế, an ninh... đều được chuẩn bị tương đối tốt.

Trước khi bước vào ngày thi chính thức của kỳ tuyển sinh, các trường đều tổ chức tập huấn cho cán bộ coi thi, phân công giám sát kỳ thi theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với tinh thần trách nhiệm cao, các cán bộ coi thi đã thực hiện nghiêm túc, đúng chức trách quy định, không có trường hợp nào vi phạm quy chế tuyển sinh. Đối với thí sinh các trường hợp vi phạm quy chế thi đều được phát hiện và đã xử lý kịp thời, cụ thể: Trường Đại học TDTT I: đình chỉ 26 thí sinh, khiển trách 02 thí sinh; trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng: đình chỉ 03 thí sinh, khiển trách 02 thí sinh (theo số liệu báo cáo của Ban Thanh tra tuyển sinh Uỷ ban TDTT).

Đa số cán bộ đã có kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh, nhất là các môn năng khiếu, công tác kiểm tra, đánh giá, chấm điểm, chuẩn bị cho ngày thi năng khiếu được chú trọng tổ chức trước kỳ tuyển sinh. Với đặc thù là trường năng khiếu nên mỗi môn thi năng khiếu đều có nội dung kiểm tra riêng: Quy trình tổ chức thi năng khiếu tương đối chặt chẽ, hợp lý, khoa học nên đã không để xảy ra tình trạng lộn xộn. Mặt khác, nội dung kiểm tra thể hình được giao cho các bộ môn chủ động đã tạo điều kiện cho thí sinh không phải mất nhiều thời gian chờ đợi mà còn đảm bảo khoa học và hiệu quả. Sự cố gắng của nhà trường cũng như của các sinh viên tại khâu kiểm tra thể hình (tất cả đều được tập huấn) đã góp phần tích cực trong sự thành công chung trong công tác tuyển sinh là đáng được ghi nhận.

Trong tổng số 650 chỉ tiêu, có tới 175 thí sinh thuộc diện tuyển thẳng. Đây là con số đáng mừng, tạo nền móng vững chắc về chuyên môn trong lực lượng cán bộ tương lai của Ngành TDTT.

Mặc dù thực hiện tốt công tác chuẩn bị nhưng kỳ thi vẫn tồn tại một số vấn đề cần lưu ý, rút kinh nghiệm như: Một số địa điểm thi của môn thi văn hoá (do đặc điểm trên địa bàn) nhà trường phải thuê một số ít trường tiểu học nên cơ sở vật chất (bàn ghế thấp, nhỏ) chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho kỳ thi Đại học. Khắc phục tồn tại này, Hội đồng tuyển sinh phải sắp xếp lại bàn ghế đảm bảo khoảng cách đối với các thí sinh ngồi cạnh nhau (3 bàn chỉ có 2 thí sinh ngồi).

HC


 

Ảnh trong bài
  • Điểm qua công tác tuyển sinh của trường Đại học TDTT I năm 2006