Trường Đại học TDTT III - Đà Nẵng: cơ hội đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ TDTT khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Một thách thức lớn liên quan đến nhu cầu về cán bộ TDTT các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên là rất bức thiết. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ chức năng mới, trong khi giữ nguyên nhiều mặt của quá trình đào tạo như hiện nay, có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không, đòi hỏi Nhà trường phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài về quy trình đào tạo, nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập Đại học Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã chỉ rõ: "... Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên toàn cầu..." đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục; xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Trước bối cảnh đó, ngày 25/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng thành trường Đại học TDTT III - Đà Nẵng mở ra cơ hội đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo lực lượng cán bộ TDTT trên cả nước đặc biệt tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là những thách thức của Nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đòi hỏi Nhà trường phải có tầm nhìn chiến lược về quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập của Đại học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Cơ hội đổi mới

Một thách thức lớn liên quan đến nhu cầu cung ứng cán bộ TDTT có trình độ chuyên môn giỏi cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên là rất cấp thiết. Nếu Nhà trường vẫn còn bó hẹp trong một số ngành đào tạo cơ bản như hiện nay, chương trình đào tạo chưa thật mềm dẻo, linh hoạt thì chắc chắn trong tương lai khó có thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Bản thân sinh viên tốt nghiệp Đại học TDTT cũng không tránh khỏi thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng không đúng với chuyên môn được đào tạo hoặc có việc làm nhưng lại không đáp ứng được tính đa dạng trong các loại hình cán bộ TDTT mà xã hội đòi hỏi hiện nay. Mặc dù hiện tại vẫn chưa có những con số thống kê đầy đủ về vấn đề này, song không có nghĩa là Nhà trường chưa quan tâm đến thực tế đó.

Để giữ được vị thế của Trường Đại học TDTT, Nhà trường cần phải đa dạng hoá các chuyên ngành đào tạo có thể bằng cách mở rộng các chuyên ngành như: Y học TDTT, quản lý TDTT, kinh tế học TDTT,... tăng quy mô đào tạo, từng bước thực hiện việc đầu tư cả về nhân lực, vật lực, tài lực - nguồn lực con người, cơ sở vật chất tài chính theo phương thức diện và điểm (từng mặt, trọng điểm). Tuy nhiên, cần thiết được thực hiện đồng bộ những yếu tố đó. Nếu chờ đợi cho đến khi đầy đủ đầu tư cho đào tạo Đại học thì mới tăng quy mô đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo TDTT theo từng môn nhất định, chắc chắn sẽ khó đáp ứng được thực tiễn yêu cầu cán bộ TDTT và xã hội. Từ đó, buộc Nhà trường phải đặt ra nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với chức năng, với các nguồn lực và định hướng phát triển của Nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của cả nước. Đồng thời, Nhà trường cần có kế hoạch chiến lược trung hạn được phân tích trong mối quan hệ thực hiện nhiệm vụ, có một định chế kiểm soát chất lượng cho trường, có một số bộ số liệu khảo sát tổng thể về tình hình đào tạo và tài chính, nhân lực và sinh viên tốt nghiệp, khảo sát các loại hình cán bộ TDTT được áp dụng... được xây dựng thành cơ sở dữ liệu sử dụng lâu dài. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nhà trường phải tự tháo gỡ khó khăn bằng phương châm và hành động "Tự chủ và tự chịu trách nhiệm"

Trong giai đoạn hiện nay, trường Đại học TDTT III - Đà Nẵng đã xác định 3 nhiệm vụ cơ bản là: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ nhu cầu xã hội. Trong đó, đào tạo phải gắn kết với nhu cầu của xã hội, gắn hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với trường Đại học TDTT, Viện Khoa học TDTT và các tổ chức xã hội, địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã nhận thức và xác định rõ ràng thực hiện nhiệm vụ đào tạo không chỉ chú trọng vào chuyên môn mà phải giáo dục ý thức công dân, đặc biệt là giáo dục chất lượng cộng đồng, trách nhiệm với xã hội. Cho nên, đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường là một trong những điều kiện cơ bản, thiết yếu hàng đầu để một mặt thu hút sinh viên vào học, mặt khác luôn giữ được "Chữ tín", "thương hiệu" với xã hội.

Nhu cầu đào tạo cán bộ TDTT hiện nay trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và trong nước nói chung đang đòi hỏi nguồn cán bộ TDTT có năng lực cao, đa dạng các loại hình cán bộ trong từng cơ quan, tổ chức xã hội, người cán bộ TDTT được thể hiện ở phong cách làm việc hay còn gọi là văn hoá làm việc; khẳ năng làm việc theo chuyên môn (kỹ năng nghề nghiệp); khẳ năng chỉ đạo, phối kết hợp (được thể hiện trong việc thiết lập mối quan hệ, thiết lập và tự quản); làm việc thực sự có hiệu qủa và hiểu biết ngoại ngữ... Do vậy, vấn đề chúng ta cần quan tâm là khảo sát thực tế trên cơ sở khoa học các loại hình cán bộ TDTT mà trong năm qua Nhà trường đã đào tạo và đánh giá có đáp ứng với yêu cầu của từng cơ quan, từng địa phương tiếp nhận hay không? Để từ đó có thể thấy được nhu cầu thực tế của xã hội, những điểm đạt được và chưa đạt được trong việc đào tạo. Thông qua đó, Nhà trường sẽ nghiên cứu, lựa chọn đưa ra những định hướng và những giải pháp phù hợp.

Phần II: Một số ý kiến về những giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo cán bộ TDTT khu vực miền Trung - Tây Nguyên của Trường Đại học TDTT III Đà Nẵng

Th.s Nguyễn Tùng
 

Ảnh trong bài
  • Trường Đại học TDTT III - Đà Nẵng: cơ hội đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ TDTT khu vực miền Trung - Tây Nguyên