Thấy gì qua việc tăng mạnh số lượng học viên tham dự lớp tập huấn hướng dẫn bơi toàn quốc 2007

Điểm nổi bật so với 5 năm (giai đoạn 1) tổ chức trước đó chính ở số lượng học viên tham dự đã tăng lên rất nhiều. Thực hiện chủ trương phối hợp với các Bộ, Ngành khác trong việc triển khai công tác này nhằm phổ biến rộng rãi trên mọi đối tượng trong cả nước, trên thực tế, Uỷ ban TDTT đã phối hợp cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo, Uỷ ban chăm sóc gia đình và trẻ em, Bộ Tổng tham mưu, Trung ương Đoàn TNCSHCM... Do vậy, số lượng tham dự các lớp hướng dẫn đã tăng lên rất nhiều.

Sau 5 năm thực hiện giai đoạn 1 (2002 - 2006), chương trình phổ cập bơi phòng chống tai nạn cho trẻ em đã đạt được nhiều thành tích. Tiếp tục giai đoạn 2 của chương trình (2007 - 2010), Uỷ ban TDTT do Vụ TDTT quần chúng chủ trì tổ chức lớp hướng dẫn viên phổ cập bơi trên toàn quốc. Lớp học được tổ chức tại 3 địa điểm thuộc 3 khu vực. Lớp học ở khu vực miền Trung Tây Nguyên tại Quảng Bình đã chính thức khai giảng ngày 7/5 với sự tham gia của gần 200 học viên đến từ 20 tỉnh, thành. Cũng trong thời điểm này (7 - 13/5), lớp học được tổ chức tại Tây Ninh (khu vực miền Nam) với sự tham dự của 16 tỉnh, thành. Khu vực miền Bắc với số lượng đông nhất khi tập trung cán bộ của 26 tỉnh, thành sẽ được tổ chức tại Thái Bình từ ngày 15 - 21/5.

Điểm nổi bật so với 5 năm (giai đoạn 1) tổ chức trước đó chính ở số lượng học viên tham dự đã tăng lên rất nhiều. Thực hiện chủ trương phối hợp với các Bộ, Ngành khác trong việc triển khai công tác này nhằm phổ biến rộng rãi trên mọi đối tượng trong cả nước, trên thực tế, Uỷ ban TDTT đã phối hợp cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo, Uỷ ban chăm sóc gia đình và trẻ em, Bộ Tổng tham mưu, Trung ương Đoàn TNCSHCM... Do vậy, số lượng tham dự các lớp hướng dẫn đã tăng lên rất nhiều. So với 2 - 4 cán bộ/tỉnh, thành tham dự các lớp học trước, hiện nay có tới 8 - 10 cán bộ/tỉnh, thành tham dự lớp học. Đây là điều đáng mừng không chỉ bởi chủ trương đúng đắn của ngành TDTT mà còn thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức về vấn đề này đã được nâng cao trong các Bộ, ngành.

Đồng thời, việc tham dự của nhiều đối tượng tại các lớp tập huấn sẽ là cơ sở cho định hướng đưa môn Bơi vào chương trình ngoại khoá tại các trường học và đặc biệt là trở thành chương trình nội khoá trong trường học tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - nơi có nhiều thiên tai, tai nạn về sông nước.

Tham dự lớp tập huấn, các học viên sẽ được trang bị kiến thức và thực hành về kỹ thuật một số kiểu bơi cơ bản (trườn sấp, ếch) và phương pháp cứu đuối, sơ cấp cứu. Trong đó, thời lượng chủ yếu được dành cho các buổi thực hành. Các giảng viên sẽ chia tổ với 4 hoặc 5 cán bộ giảng dạy trực tiếp trong 1 buổi học thực tế nhằm hướng dẫn một cách chu đáo cho các học viên có thể thực hành tốt các kỹ thuật trong nội dung chương trình. Cán bộ hướng dẫn đều là HLV, giảng viên tại một số Sở TDTT và Trường Đại học TDTT I, II. Để đăng cai lớp tập huấn, các địa phương phải đảm bảo một số cơ sở vật chất cơ bản như: bể bơi, hội trường có sức chứa gần 200 người... Do vậy, các học viên tham dự lớp tập huấn đều được trang bị cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho quá trình luyện tập.

HX

 

Ảnh trong bài
  • Thấy gì qua việc tăng mạnh số lượng học viên tham dự lớp tập huấn hướng dẫn bơi toàn quốc 2007