Mối liên hệ giữa hoạt động khoa học, phương pháp và học tập trong giáo dục nghề nghiệp TDTT

Khoa học trong điều kiện hiện nay là nhân tố quan trọng tạo nên sự tiến bộ trong xã hội ở tất cả các lĩnh vực, trong số đó có giáo dục và TDTT. Trên cơ sở lập luận và kiến giải khoa học, ThS.Đặng Đình Minh đã nghiên cứu với kết quả của đề tài đã xác định mối liên hệ giữa hoạt động khoa học, phương pháp và học tập trong giáo dục nghề nghiệp TDTT.

Khoa học được xác định như một hoạt động của con người, với chức năng hình thành và hệ thống hoá lý thuyết của những tri thức khác quan về thực tại, bao gồm hoạt động thu nhận những tri thức mới, mà kết quả là tổng số tri thức nằm trong bức tranh khoa học nền tảng của thế giới. Trong tiến trình lịch sử, sự phát triển khoa học chuyển hoá thành lực lượng sản xuất và những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến mọi lĩnh vực của xã hội – trong đó có giáo dục và TDTT.

Hình thành những tri thức mới được xuất hiện trong quá trình nghiên cứu khoa học - nhận thức có mục đích rõ rệt, mà kết quả được biểu hiện dưới dạng những hệ thống khái niệm, những quy luật và những học thuyết. Nhận thức khoa học có đặc trưng, đó là tính mục đích, phương pháp và kiểm tra tri thức mới. Nghiên cứu khoa học được mô tả trong phương pháp luận khoa học, những nguyên tắc logic và phương pháp nhận thức khoa học. Phương pháp luận có điều kiện quan trọng hàng đầu, đó là tính hiệu quả của nghiên cứu và hoạch định sẵn con đường đúng đắn tiếp cận chân lý.

Do vậy, việc xác định mối liên hệ giữa hoạt động khoa học, phương pháp và học tập trong giáo dục nghề nghiệp là hết sức quan trọng. Khi định hình được mối liên hệ này, sẽ giúp tìm ra những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã đưa ra những kết luận. Trong đó, khẳng định phương pháp luận là nền tảng phương pháp biện chứng và tiếp cận hệ thống. Những nguyên tắc và cơ sở của phép biện chứng tác động đến tất cả các lĩnh vực của thế giới, biểu hiện trong sự tác động của những quy luật khác trên nền tảng của chúng. Trong điều kiện tích hợp tri thức của các ngành khoa học tạo nên những nguyên tắc hệ thống, lý thuyết và phương pháp luận phân tích hệ thống, tiếp cận hệ thống và phương pháp hệ thống. Nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống là tiêu chuẩn hoá những ngành biệt lập của tri thức, bằng việc chỉ rõ con đường đi tới bằng những hình ảnh mang tính quy luật, quan sát được trong những lĩnh vực giáp ranh.

Mục đích của khoa học trong lính vực TDTT là tạo ra những tri thức mới, làm sáng tỏ tính quy luật sử dụng có định hướng những nhân tố tác độngd dến cơ thể con người với mục đích hoàn thiện thể lực, củng cố sức khoả, nâng cao thành tích thể thao, hình thành con người phát triển cân đố, toàn hiện, khái quát lý luận trong lĩnh vực TDTT.

Khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với lý luận – khái quát logic kinh nghiệm được tổng hợp trong thực tiễn, phản ánh những quy luật khách quan sự phát triển của tự nhiên và xã hội; hệ thống những luận điểm phản ánh các ngành tri thức khác nhau…

Bởi vậy, khoa học tạo ra các tri thức mới, lý luận khái quá những tri thức, kinh nghiệm đã được tổng hợp trong thực tiễn và làm sáng tỏ những quy luật trong trường hợp này áp dụng cho TDTT. Tuy nhiên tri thức chỉ hữu íhc khi nó sử dụng trong hoạt động nghề nghiệp - ở đây là hoạt động nghề nghiệp của các chuyên gia TDTT.

Do đó, phương pháp có giá trị đặc biệt quan trọng, tổng hợp các phương pháp tiến hành chuyên môn, nghiệpvụ; ngành khoa học giáo dục đã diễn tả những nguyên tắc và phương pháp giảng dạy những môn học riêng, chẳng hạn như môn Thể dục trong trường phổ thông. Bằng con đường phương pháp của mình phục vụ cho việc hiện thực hoá chúng trong thực tiễn, trong hoạt động nghề nghiệp và những luận điểm lý luận khoa học.

Những thành phần của phương pháp kho học tồn tại trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục phổ thông. Trong giai đoạn trức khi vước vào các trường chuyên nghiệp, những luận điểm phương pháp chiếm ưu thế. Ở cấp cử nhân và thạc sỹ, kiến thức trọng tâm được hoà trộn với những thành tố khoa học, trong quá trình đào tạo các chuyên gia những thành phần phương pháp khoa học xuất hiện những mối quan hệ qua lại. Trong qúa trình đào tạo tiến sỹ và tiến sỹ khoa học - những thanh fphần kho học đóng vai trò chủ đạo, tuy nhiên, trong điều kiện thực tiến, xuất hiện những khuyến nghị quan trọng trên cơ sở quá trình nghiên cứu tri thức khoa học được thiết lập. Những thành phần của phương pháp khoa học tái hiện hữu cơ trong nội dung hoạt động nghề nghiệp và quá trình hoàn thiện nghề nghiệp (hình thức tổ chức, tự giáo dục, tự kiểm tra).

Trình độ xuất phát điểm cơ sở, tạo nên những kinh nghiệp tích luỹ trong lĩnh vực TDTT, thực hiện hoạt động nghề nghiệp cuủanhững chuyên gia. Trong quá trình hoạt động khoa học việc tổng hợp lý luận từ thực tiễn được thực hiện, tạo ra những tri thức khoa học mới trong lĩnh vực TDTT. Nhờ đó, nhưữngphương pháp và công nghệ được thể hiện trong thực tiễn bằng những tri thức khoa học, những quy luật trong lĩnh vực TDTT. Những luận điểm kho học được kiểm nghiệm trong thực tiễn, phản ánh trong các môn học giáo dục nghề nghiệp TDTT bậc cao như: “lý luận và phương pháp TDTT”; “phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT”; “những moô học y – sinh hoạ”. Trên cơ sở tái hiện trong kế hoạch giảng dạy của các môn học, tính tích hợp của chúng được thể hiện trong hoạt động học tập của các khoa và bộ môn khi đào tạo những chuyên gia TDTT tương lai. Khi kết thúc quá trình đào tạo tại các trường Đại học cần phải có sự chuẩn bị cao về nghề nghiệp bằng những thành phần quan trọng của kỹ năng hoạt động khoa học.

Sự kết nối hữu cơ của hoạt động phương pháp khoa học trong quá trình đào tạo những chuyên gia TDTT tương lai, tạo nên tiến trình lịch sử hình thành các môn học và hình thành quá trình học tập.

Sự hình thành và xây dựng kế hoạch hoạc tập của môn học theo tiêu chuẩn quốc gia về giáo dục nghề nghiệp bậc cao tuân theo những yêu cầu được xác định.

Kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa hoạt động khoa học, phương pháp và học tập trong giáo dục nghề nghiệp TDTT khẳng định mối liên hệ này là mối liên hệ đa chiều. Ở mỗi cấp đào tạo phương pháp và những thành phần khoa học có vai trò khác nhau, bậc học càng cao thì các thành phần của khoa học càng chiếm ưu thé. Những thành phần của phương pháp – khoa học tái hiện hữu cơ trong nội dung hoạt động nghề nghiệp và quá trình hoàn thiện nghề nghiệp TDTT - mức độ biểu hiện cao nhất của mối liên hệ giữa khoa học, phương pháp và học tập trong quá trình đào tạo tiến sỹ. Kết quả này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực TDTT có trình độ cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đặng Đình Minh

 

Ảnh trong bài
  • Mối liên hệ giữa hoạt động khoa học, phương pháp và học tập trong giáo dục nghề nghiệp TDTT