Thể thao ĐBSCL: hướng tới tầm cao mới (17:06 06/01/2009)

Không chỉ biết đến là vựa lúa lớn nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) còn là khu vực có nhiều đóng góp cho TTVN, cụ thể là phong trào thể thao các tỉnh khu vực phía Nam ngày càng phát triển.

Tiếp đến, đầu tháng 12/2008, giải Đua ghe ngo toàn quốc lần thứ 8-2008 đã diễn ra rất thành công tại khu bờ kè sông Hậu, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ - một trong những hoạt động thể thao nằm trong khuôn khổ các hoạt động của năm du lịch quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008.

Với những gì đã thể hiện trong năm qua, có thể khẳng định tiềm năng thể thao ở khu vực ĐBSCL rất có triển vọng, tuy nhiên, do công tác đầu tư, chăm chút cho các môn thể thao ở nhiều địa phương vẫn còn quá lạc hậu so với bước tiến chung trên bản đồ thể thao Việt Nam thời điểm hiện nay nên ở sân chơi đỉnh cao, thể thao ĐBSCL vẫn còn khiêm tốn.

Trong năm 2009, thể thao ĐBSCL sẽ hân hoan chào đón Đại hội TDTT khu vực ĐBSCL lần thứ 3 do tỉnh Đồng Tháp đăng cai. Còn nhớ ở Đại hội lần 2 diễn ra tại Cà Mau (9/2007), An Giang - đơn vị hàng đầu của thể thao ĐBSCL đã khẳng định vị thế của mình ở hầu hết các môn thi, để giành ngôi vô địch toàn đoàn với 50 HCV, 41 HCB và 31 HCĐ. Không chỉ chăm lo phát triển cho thể thao tỉnh nhà, An Giang còn là địa phương đi đầu trong việc cùng chung tay phát triển phong trào thể thao của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Ngoài ra, năm 2009 cũng là bước ngoặt trong công tác xây dựng Trung tâm HLTTQG Cần Thơ - một trong những cơ hội lớn để thể thao khu vực ĐBSCL phát huy được những tiềm năng vốn có và từng bước tiến đến những thành tích cao hơn tại các giải thể thao mang tầm quốc tế.

Hoài Bắ

Cùng với những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao của Khu vực III (các tỉnh Nam bộ) cũng đã giành được những con số đáng kể. Trong năm 2008 toàn khu vực đã giành được 225 huy chương quốc tế (100 HCV, 52 HCB, 73 HCĐ), 2.879 huy chương quốc gia (917 HCV, 901 HCB, 1.061 HCĐ) và 659 huy chương cụm (221 HCV, 209 HCB, 229 HCĐ). Tuy nhiên, số lượng huy chương đạt được vẫn chưa phản ánh đúng với tiềm năng phát triển của từng địa phương trong khu vực. 

Ngoài việc tập trung đào tạo VĐV tham dự các sự kiện thể thao lớn như: Olympic Bắc Kinh, Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần I (2008), tiến tới là Đại hội thể thao Châu Á trong nhà lần III (2009), SEA Games 25…, các địa phương trong Khu vực đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động thi đấu thể thao như: giải Bóng đá hạng Nhất QG, giải Xe đạp ĐBSCL Cúp truyền hình Hậu Giang, giải Xe đạp quốc tế (HTV), giải Xe đạp Cúp truyền hình Bình Dương…

Một trong những sự kiện đáng chú ý của Khu vực ĐBSCL là Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ 4 (diễn ra tại Quận Ô Môn và Ninh Kiều, TP Cần Thơ từ ngày 5 - 12/12/2008). Trong sự kiện này, các trò chơi dân gian, các môn thể thao quần chúng như: Đua ghe ngo, Kéo co, Đẩy gậy, Cờ, Chạy việt dã, Bóng đá... diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, góp phần làm cho Ngày hội thêm sống động, vui tươi. Với chủ đề “Đặc trưng văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ”, Ngày hội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, các vùng sâu, vùng xa đến xem và cổ vũ. Đây được xem là hoạt động có ý nghĩa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer Nam Bộ, gắn với văn minh sông nước, văn hóa miệt vườn.

Ảnh trong bài
  • Thể thao ĐBSCL: hướng tới tầm cao mới (17:06 06/01/2009)