Tiền và người cho bóng đá Việt Nam

Trong buổi ra mắt CLB Hoa Lâm - Bình Định, một HLV nhẩm tính với người viết: "Nếu như mấy năm trước, đội bóng có nguồn chi 7 tỷ đồng/năm đã là sang thì giờ đây con số đó phải là 10 tỷ đồng". Thôi thì cứ lấy bình quân mức 7 tỷ đồng/năm, 12 đội V-League một năm xài 84 tỷ đồng. Một đội hạng Nhất, chí ít cũng phải 4 tỷ đồng/năm, 12 đội là 48 tỷ. Con số này cộng với các đội bóng ở hạng Nhất đã đủ vượt 130 tỷ đồng.

Trong buổi ra mắt CLB Hoa Lâm - Bình Định, một HLV nhẩm tính với người viết: "Nếu như mấy năm trước, đội bóng có nguồn chi 7 tỷ đồng/năm đã là sang thì giờ đây con số đó phải là 10 tỷ đồng". Thôi thì cứ lấy bình quân mức 7 tỷ đồng/năm, 12 đội V-League một năm xài 84 tỷ đồng. Một đội hạng Nhất, chí ít cũng phải 4 tỷ đồng/năm, 12 đội là 48 tỷ. Con số này cộng với các đội bóng ở hạng Nhất đã đủ vượt 130 tỷ đồng.

Đầu tư lớn thế nhưng thu về được gì?

GĐT.LA là một trong những đội bóng "hút" khách nhưng tiền bán vé trong 2 mùa V-League chỉ chiếm từ 5-10% ngân quỹ của đội. Quá ít để có thể nói các đội bóng V-League đã xây được một hạ tầng vững chắc từ khán giả. Yếu tố mà AFC đã đặt vào vị trí tiền đạo trong đội hình "Tầm nhìn châu Á" xem ra đã không đạt yêu cầu dù VN có đến 80 tiệu dân và trong đó bóng đá là số 1 trong tim của nhiều người. Đó là dưới góc độ kinh tế.

Thứ đến là tài năng. 130 tỷ đồng nhưng dọc ngang các sân bóng từ Bắc chí Nam, từ V-League đến hạng Nhất và cả các giải bóng đá trẻ nhưng ông Tavares vẫn chưa tìm được hai hậu vệ cánh ưng ý cho đội tuyển quốc gia. Một nghịch lý với con số 130 tỷ đồng đã bỏ ra cho bóng đá.

Trong khi đó, Natipong, Tawan, Thawatchai... chưa xuống sắc đã có ngay những Kiatisuk, Worawoot, Terathep, Issawa, Chaiman, Sakda, Thonglao... thay thế dù Thai-League buồn tẻ hơn nhiều. Nhưng để ít tốn kém cho các đội bóng, người Thái đã chấp nhận một giải VĐQG chỉ diễn ra quanh quẩn ở Bangkok. Tiền được họ đổ cho đào tạo bóng đá trẻ, cho việc mời những đội bóng thượng hạng như tuyển Brazil, Liverpool... để vừa hút khán giả đến sân vừa nâng cao chất lượng thi đấu của đội tuyển QG. Cách làm này đã giúp tuyển Thái Lan luôn dồi dào sinh lực trong khi các đội tuyển trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Việt Nam... luôn phải đối mặt với chuyện thiếu hụt những cầu thủ tài năng.

Bóng đá Việt Nam đang chăm quá nhiều vào phần ngọn trong khi phần gốc là bóng đá trẻ lại quá thiếu nguồn dưỡng chất. Tính bình quân, mỗi năm một đội cần bổ sung 3 cầu thủ, 12 đội là 36 người... Tìm đâu ra 36 cầu thủ để bổ sung cho các đội. Thế là tiền phải đổ ra cho việc tuyển dụng cầu thủ ngoại. Tiền đó là tiền "mất" bởi nó không kéo được khán giả đến sân và đội tuyển loay hoay với chuyện thiếu người.

130 tỷ đồng là bao nhiêu? Là hơn 8 triệu USD. Và nó lớn như thế nào? Xin thưa: khoản tài trợ từ Strata và Dunhill cho LĐBĐ VN từ năm 1996 đến 1999 chỉ là 144.000 USD/năm. Con số rất nhỏ bởi Delta - Đồng Tháp mùa rồi cũng đã có 150.000 USD từ Daso. Nhưng trong thời gian đó, tuyển Việt Nam đã gặt hái HCB, HCĐ liên tiếp ở các kỳ Tiger Cup và SEA Games.

So với tiền bây giờ, hiệu quả thế nào nhìn vào là thấy ngay!

Theo VietnamNet

Ảnh trong bài
  • Tiền và người cho bóng đá Việt Nam