Giữ Quyến cách nào?

Lần thứ tư Quyến bị loại khỏi đội tuyển quốc gia và liệu đây có phải là lần cuối cùng? Nói như ông Nguyễn Hoàng Thụ thì: “Tôi nghĩ đời đá bóng của cậu ấy (Quyến) đã “đứt”. Vấn đề bây giờ không phải là có Quyến ở đội tuyển tốt hay không mà là giữ Quyến bằng cách nào?CÁCH NÀO ?Cái GIỮ ở đây không phải là giữ

 

Lần thứ tư Quyến bị loại khỏi đội tuyển quốc gia và liệu đây có phải là lần cuối cùng? Nói như ông Nguyễn Hoàng Thụ thì: “Tôi nghĩ đời đá bóng của cậu ấy (Quyến) đã “đứt”. Vấn đề bây giờ không phải là có Quyến ở đội tuyển tốt hay không mà là giữ Quyến bằng cách nào?CÁCH NÀO ?Cái GIỮ ở đây không phải là giữ

Quyến ở đội tuyển như hàng trăm cú điện thoại và tin nhắn mà lãnh đạo VFF bị “khủng bố” từ người hâm mộ. GIỮ ở đây chính là làm thế nào để Quyến nhìn lại mình và sửa mình thay vì xả láng theo kiểu bất cần đời.

 

 

 

Đã có lần tôi ngồi bên cạnh anh Cao Cường chỉ để hỏi một câu: “Giữa Hồng Sơn và Văn Quyến ai tài năng hơn?”. Anh Cường không suy nghĩ nhiều mà đi thẳng vào vấn đề: “Cả hai đều có những năng khiếu bẩm sinh nhưng ở Quyến là một trường hợp đặc biệt”. Bây giờ, tôi càng hiểu rõ hơn hai chữ đặc biệt mà anh Cao Cường nói.

Người hâm mộ từ lâu vẫn lo khi Hồng Sơn treo giày thì bóng đá Việt Nam không thể tìm ra được một “quái kiệt” để thay thế, nhưng rõ ràng kể từ sau những bàn thắng làm bùng nổ cầu trường của Quyến, người xem có phần an tâm với người kế thừa mà bằng chứng là không ngần ngại trao cho Quyến danh hiệu “Cậu bé Vàng”.

Dài dòng giữa Sơn với Quyến để đi đến một vấn đề: Không dễ để bóng đá Việt Nam có được một Quyến thứ hai với nhiều năng khiếu bẩm sinh và tố chất của một cầu thủ đặc biệt với cái chân phải kỳ diệu cùng một cảm giác ghi bàn đặc biệt. Thế mà tất cả đều đồng ý loại Quyến vì cái chung và vì thành tích của bóng đá Việt Nam.

Bốn năm trước, sau danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất vòng chung kết U-16 châu Á, Quyến vẫn là một cậu bé thật dễ thương và dễ gần. Bây giờ, sau khi đã đổi đời và đổi mình thì Quyến lại là một cầu thủ sống tách riêng ra với bạn bè và với nhiều người.

Một cú sốc ở tuổi 17 khi đối diện với thầy Dido (bị đuổi thẳng) đã làm Quyến dị ứng với nhiều người. Từ lúc ấy, nhiều người nói Quyến hỗn nhưng những ai gần Quyến và chịu nghe cầu thủ này tâm sự lại có một suy nghĩ khác: Tội cho một cầu thủ thành danh sớm nhưng lại không có đến một mảnh hành trang để vào đời.

Từ dị ứng với mọi người xung quanh, dị ứng với báo chí, Quyến lúc nào cũng như một con nhím sẵn sàng xù lông khi bị “tiếp cận”. Thậm chí Quyến “xù” ra với cả những người thầy ở gần em nhất và tỏ thái độ bất cần khi có lần thầy Thịnh chỉ ra cho em một bản danh sánh dài gồm 12 lỗi cùng bản án kỷ luật nội bộ.

Quyến có một may mắn sinh ra ở Nghệ An, được phát hiện từ bóng đá vỉa hè và được đặt vào môi trường tốt (lò đào tạo năng khiếu) để phát huy, nhưng sau đó thì cũng chính cái môi trường ở Nghệ An đã hại Quyến rất nhiều.

Các thầy ở Nghệ An luôn có một ưu tiên cho Quyến kể cả khi cầu thủ này vi phạm kỷ luật và sống vô lối. Chính tôi đã từng nghe một lời lý giải của thầy Quyến khi nhận xét về em cũng như Maradona và chấp nhận cái sai số ấy bởi… đó là Quyến. Tai hại ở chỗ khi có những sai số ấy Quyến vẫn có những bàn thắng và khi sống buông thả, Quyến vẫn được xem là số một.

Ở đội tuyển, đã có lần các thầy (lại cũng là thầy ở Nghệ An) ra sức bênh Quyến để em không bị mất suất và thậm chí là bao che trước những lỗi lầm lớn vì e ngại đội tuyển dự SEA Games 22 sẽ gãy nếu mất Quyến và mất bộ khung Sông Lam.

Từ một cầu thủ trẻ tay trắng bước lên những bậc cao danh vọng, từ một cầu thủ không có gì Quyến bắt đầu sống trong nhung lụa và hưởng thụ đã cộng hưởng với những sai số mà Quyến được đặc cách và thế là…

Căn bệnh của Quyến đã từng có ở Hồng Sơn sau chức vô địch quốc gia và vua phá lưới năm 1990, nhưng Sơn may mắn hơn Quyến ở chỗ ở trong môi trường quân đội nổi tiếng với kỷ luật sắt. Ở Quân đội, Sơn nhiều lần được nắn bằng những bản án nặng nề của một người lính trong khi ở Quyến người ta lại quá dễ dãi và chấp nhận với một cầu thủ có tài nhưng ương ngạnh và bất cần đời.

Có một thống kê cho thấy sự trở lại và tịnh tâm của Quyến thường xuất phát từ nước mắt của mẹ Niềm hơn là đòn roi của CLB hay của đội tuyển.

Đã không dưới hai lần chúng tôi lên án việc đưa Quyến về Nghệ An để nhận án kỷ luật CLB và để họp về vấn đề tổ chức CLB bằng xe con của quan chức Liên đoàn là một việc làm hết sức tai hại bởi nó không giúp cầu thủ trẻ này nhìn ra lỗi lầm của mình.

Nói đúng hơn là Quyến đã tự cho phép mình sống trong cái vỏ bọc ấy dù thừa biết rằng mình đã mắc những sai phạm. Việc này cũng từng xảy ra ở JVC Cup mà Quyến được đặc cách bằng những vật bảo chứng từ những người sợ mất Quyến thì sẽ mất cả thành tích của đội tuyển.

Chúng ta đã làm hại Quyến bằng những cái nhìn hạn hẹp của những người vì thành tích. Những vật bảo chứng xô Quyến trượt dài và tuột xích.

Bây giờ, hơn ai hết thì những người xô Quyến phải giải quyết hậu quả ấy.

Quyến là một tài năng và là một cầu thủ đặc biệt. Về mặt con người thì đấy cũng là một dạng người đặc biệt. Đặc biệt từ khi lọt lòng và đặc biệt trong cái hoàn cảnh khó khăn và mặc cảm.

Hãy để Quyến sống và Quyến thở như những con người bình thường thay vì khoác cho Quyến những lớp hào quang rồi đặc cách và thậm chí là giấu đi cả những tội lỗi của một con người.

Muốn giữ Quyến, hãy đối xử với Quyến đúng chất của những con người với con người. Đấy mới là cách trân trọng và gìn giữ một tài năng mà lâu nay nhiều người đã đánh mất.

Quyến ơi! Làm lại nhé. Làm từ nỗi đau của một con người

 

-Nguồn Internet-

Ảnh trong bài
  • Giữ Quyến cách nào?