"Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua"

4 năm một lần, sân chơi ASIAD - Sân chơi lớn nhất Châu Á lại diễn ra và thu hút sự quan tâm theo dõi của tất cả những người hâm mộ thể thao trên khắp hành tinh. Để chuẩn bị cho cuộc tranh tài quyết liệt, mỗi quốc gia tham dự đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, nhân lực và tài chính.

4 năm một lần, sân chơi ASIAD - Sân chơi lớn nhất Châu Á lại diễn ra và thu hút sự quan tâm theo dõi của tất cả những người hâm mộ thể thao trên khắp hành tinh. Để chuẩn bị cho cuộc tranh tài quyết liệt, mỗi quốc gia tham dự đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, nhân lực và tài chính.

Cuối năm 2006, ASIAD lần thứ 15 sẽ diễn ra từ ngày 01/12 đến 15/12 tại Doha, Qatar, với sự tham dự của 42 đến 44 đoàn thể thao (ước tính có khoảng hơn 16.000 người). Các VĐV sẽ tranh tài ở các môn (Bắn cung, Thể dục, Điền kinh, Đua thuyền, Bắn súng, Billiards-Snooker, Đua ngựa, Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá, Thể hình, Bóng chày, Rowing, Bowling, Bóng bàn, Rugby, Quyền anh, Xe đạp, Cờ vua, Đấu kiếm, Hockey, Golf, Judo, Karatedo, Bóng ném, Kabaddi, Teakwondo, Tennis, Bóng chuyền, Wushu, Softball, Cử tạ, Vật , Soft Tennis, Cầu mây, Squash, Canoeing, và 3 môn phối hợp).

Việt Nam, một trong những cường quốc về thể thao của khu vực Đông Nam Á cũng sẽ tham dự sân chơi đỉnh cao này. Để chuẩn bị cho cuộc thi đấu vào cuối năm, sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán ngắn ngủi các VĐV đã quay trở lại tập luyện. Hơn 300 VĐV xuất sắc đã chính thức được triệu tập để tập luyện, tham gia thi đấu các giải trong hệ thống giải quốc gia, quốc tế, các trận thi đấu giao hữu và đặc biệt là Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ hội tốt để ban huấn luyện các đội tuyển rà soát lại lực lượng cũng như đánh giá về mặt trình độ chuyên môn của các VĐV trước khi lên đường tới Doha. (Tuy nhiên, vẫn chưa có danh sách chính thức của các VĐV tham dự ASIAD 15).

Thuận lợi cũng có, song khó khăn còn nhiều và một trong những khó khăn ấy chính là vấn đề về kinh phí để tập huấn và thi đấu quốc tế cho các đội tuyển đặc biệt là ở những môn thế mạnh có khả năng cạnh tranh huy chương tại Doha. Đơn cử như Karatedo, theo kế hoạch dự tính năm 2006 sẽ tham dự 4 giải quốc tế nay giảm xuống còn 3. Hay ở môn Vật, có rất nhiều giải thi đấu quốc tế như: giải Vô địch thế giới tại Trung Quốc, Vô địch Châu Á tại Kazatchtan, ASIAD tại Doha cũng do kinh phí khiêm tốn nên chưa quyết định sẽ tham gia giải nào. Ở các môn như Thể dục, Đấu kiếm chỉ tiêu đặt ra cao, có khả năng giành huy chương lớn nhưng cũng do tài chính mà Ban lãnh đạo phải hướng mũi nhọn vào các môn thể thao Olympic.

Đến nay, ngân sách đã được phân bố tới các Vụ, bộ môn để triển khai kế hoạch trong năm. Song phân bổ thế nào cho hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra là giành từ 4 đến 6 HCV, lọt vào tốp 15 nước dẫn đầu tại giải thì còn là một bài toán khó cho các nhà lãnh đạo.

Song với sự phát triển của Thể thao Việt Nam trong những kỳ Đại hội gần đây (từ 1 HCĐ tại ASIAD lần thứ 9 đã lên tới 17 huy chương tại ASIAD lần thứ 13, 18 huy chương tại ASIAD lần thứ 14) và đặc biệt, thành công vang dội tại SEA Games 23 (với 71 HCV, đứng thứ 3 toàn đoàn) đã cho thấy sức bật mạnh mẽ về thành tích của Đoàn thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực và quốc tế. Điều đó cũng cho thấy, con đường vươn tới thể thao đỉnh cao, ngang tầm khu vực và Châu lục mà các nhà lãnh đạo thể thao Việt Nam dẫn dắt đã đi đúng hướng và ngày càng đi vào quỹ đạo. Những thành tích quý báu đó chính là hành trang cho Thể thao Việt Nam tiến vào ASIAD.

Từ nay đến ASIAD còn 10 tháng nữa, khó khăn còn nhiều, song với sự góp sức chủ đạo của những gương mặt như : Bùi Thị Nhung, Nguyễn Duy Bằng, Đỗ Thị Bông (Điền kinh); Mỹ Đức, Mai Phương (Wushu), Ngân Thương (Thể dục), Lý Thế Vinh, Dương Anh Vũ (Billiards-Snooker), Nguyễn Anh Tuấn (Cử tạ), Văn Mách (Thể Hình)... Chúng ta tin rằng, Thể thao Việt Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.

NTH

Ảnh trong bài
  •  "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua"