Đâu là phương án hợp lý cho Thể thao Việt Nam tại ASIAD 15?

Ngày 13/2/2006, tại Hội trường tầng 5 Uỷ ban TDTT, Hội nghị Ban chấp hành Uỷ ban Olympic Việt Nam đã diễn ra long trọng. Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Hồng Minh, Phó chủ tịch UB Olympic Việt Nam kiêm Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao I cho biết, nước chủ nhà ASIAD đã quyết định đài thọ toàn bộ chi phí ăn, ở cho các đoàn thể thao tham dự Đại hội thể thao châu Á, đồng thời còn cung cấp miễn phí 30 vé máy bay khứ hồi cho mỗi quốc gia.

Ngày 13/2/2006, tại Hội trường tầng 5 Uỷ ban TDTT, Hội nghị Ban chấp hành Uỷ ban Olympic Việt Nam đã diễn ra long trọng. Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Hồng Minh, Phó chủ tịch UB Olympic Việt Nam kiêm Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao I cho biết, nước chủ nhà ASIAD đã quyết định đài thọ toàn bộ chi phí ăn, ở cho các đoàn thể thao tham dự Đại hội thể thao châu Á, đồng thời còn cung cấp miễn phí 30 vé máy bay khứ hồi cho mỗi quốc gia.

Có thể nói, quyết định này của nước chủ nhà Qatar như một cứu cánh cho nhiều đoàn thể thao và với Việt Nam thì thật có ý nghĩa. Bởi nếu như Đoàn Thể thao VN tiếp tục phải tự túc tiền ăn, ở cũng như tiền vé máy bay như những lần tham dự các kỳ ASIAD trước thì sẽ rất tốn kém (VD như tại  ASIAD 15, Đoàn Thể thao Việt Nam nếu tham gia với gần 200 VĐV, Uỷ ban TDTT sẽ phải chi khoảng 900.000 USD. Đây là một khoản không nhỏ và với quyết định tài trợ này của nước chủ nhà, đã mở ra những cơ hội mới cho Thể thao Việt Nam. Theo đó, Lãnh đạo ngành TDTT đã đề nghị Chính phủ cho phép thành lập một Đoàn thể thao với số lượng VĐV đông đảo hơn các kỳ ASIAD trước. Như vậy, sẽ có thêm nhiều VĐV tại các môn được tham dự ASIAD và cơ hội giành huy chương của Thể thao Việt Nam sẽ tăng lên.

Trong kế hoạch chuẩn bị của Đoàn Thể thao Việt Nam tham gia ASIAD 15 năm 2006 tại Doha, Qatar, căn cứ vào trình độ của các VĐV và khả năng tối ưu giành huy chương tại Đại hội, Lãnh đạo ngành TDTT đã đưa ra 2 phương án trong việc chuẩn bị lực lượng tham dự ASIAD. Phương án thứ nhất, Đoàn VĐV sẽ tham dự ASIAD với 480 người (339 VĐV, 99 HLV, 33 cán bộ, dự thi 220 nội dung ở 27 môn thể thao). Nếu lựa chọn phương án này, không chỉ những môn trọng điểm có huy chương mà một số môn có khả năng (giành vị trí thứ 8 trở lên khi thi ở châu Á) và các môn cơ bản của chương trình Olympic, Châu Á cũng sẽ được tham dự. Bao gồm 27 môn: Thể dục thể hình, Teakwondo, Karatedo, Cử tạ, Wushu, Xe đạp, Cầu mây (nữ), Bắn súng, Bắn đĩa bay, Vật (nam, nữ), Billiard - Snookers, Cờ vua, Judo, Điền kinh, Đấu kiếm, Canoeing - Kayak, Rowing, Bơi - Nhảy cầu, Thể dục dụng cụ, Bóng bàn, Bóng đá, Bắn cung, Cầu lông, Quần vợt, Quyền anh, Bóng chuyền và Bóng ném. Phương án thứ hai, chỉ tập trung lực lượng tham gia những môn có khả năng giành thành tích cao hơn (vị trí thứ 5 châu Á trở lên), Đoàn Thể thao VN sẽ rút bớt lực lượng xuống còn 247 người (155 VĐV, 60 HLV, 23 cán bộ, dự thi 128 nội dung ở 17 môn). Bao gồm những môn sau: Thể dục thể hình, Teakwondo, Karatedo, Cử tạ, Wushu, Điền kinh, Cầu mây, Billiard - Snookers, Canoeing, Rowing, Xe đạp, Cờ vua, Đấu kiếm, Bắn súng, Bắn đĩa bay, Judo và Vật (nữ).

Như vậy có thể thấy, Lãnh đạo ngành TDTT đã phải rất đắn đo trong việc tìm ra phương án tối ưu nhất cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 15. Sau khi 2 phương án này được đưa ra đã có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc lựa chọn một trong 2 phương án cho Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD nhằm giành thành tích cao nhất và phương án nào cũng có mặt mạnh riêng. Theo cá nhân tác giả bài viết này, để tạo điều kiện và tiền đề phát triển cho những môn thể thao khác trong tương lai, nâng cao trình độ chuyên môn, tâm lý thi đấu cho những lớp VĐV kế cận - những VĐV trẻ có tài năng, về lâu về dài chúng ta nên lựa chọn phương án thứ nhất. Với phương án này, các VĐV sẽ có thêm cơ hội cọ xát và kiểm nghiệm trình độ của mình cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm từ các VĐV nước bạn.

NTH

Ảnh trong bài
  •  Đâu là phương án hợp lý cho Thể thao Việt Nam tại ASIAD 15?