Ấn Độ và Hàn Quốc tranh cử đăng cai ASIAD 2014

Uỷ Ban Olympic Châu Á (OCA) đã nhóm họp tại Cô-oét về việc xem xét các ứng cử viên cho quyền đăng cai Đại Hội Thể Thao Châu Á, ASIAD 2014. Tại cuộc họp này 2 ứng cử viên Ấn Độ và Hàn Quốc đã đưa ra bản dự thảo trình Uỷ Ban nếu như họ giành được quyền đăng cai Á Vận Hội.

Uỷ Ban Olympic Châu Á (OCA) đã nhóm họp tại Cô-oét về việc xem xét các ứng cử viên cho quyền đăng cai Đại Hội Thể Thao Châu Á, ASIAD 2014. Tại cuộc họp này 2 ứng cử viên Ấn Độ và Hàn Quốc đã đưa ra bản dự thảo trình Uỷ Ban nếu như họ giành được quyền đăng cai Á Vận Hội.

 

Ông Latif Butt, nguyên Tổng thư ký của Uỷ Ban Olympic Pakistan (POA) nhận định, 2 thành phố lớn New Delhi và Incheon đều rất quan tâm đến sự kiện thể thao lớn nhất khu vực này và đã có bản dự án trước OCA. Ông cũng nói thêm “Đại diện của hai thành phố đã báo cáo với Chủ tịch OCA, ông Shiekh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah và các uỷ viên trong cuộc họp về kế hoạch chuẩn bị của họ cho ASIAD 2014 và những điều kiện thi đấu tốt mà họ sẽ cung cấp cho những nước tham gia”.

 

Ông cho biết, đại diện của Ấn Độ đã khẳng định trước OCA rằng nếu ASIAD 2014 được tổ chức ở đất nước của họ thì sự kiện này sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm quý báu của Đại hội Thể thao khối Thịnh Vượng Chung ( Commonwealth Games) được tổ chức tại New Delhi năm 2010. Trong khi đó bên phía đại diện của Hàn Quốc cũng hứa hẹn rằng nếu giành được quyền đăng cai ASIAD 2014 thì Incheon sẽ tổ chức một Á Vận Hội hoành tráng nhất trong lịch sử và sẽ cho cả thế giới biết đến Đại hội Thể thao “xanh” của địa lục da vàng.

 

Ông Latif Butt cũng nói thêm rằng Á vận hội ngày càng nhận được sự quan tâm của thế giới nên thực tế là 2 thành phố Delhi và Incheon đã nỗ lực rất lớn trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai ASIAD 2014. Cả Delhi và Incheon đều là 2 thành phố lớn có bề dày truyền thống về thể thao và họ đã từng đăng cai nhiều sự kiện thể thao quốc tế và chúng tôi những đại diện của Uỷ Ban Olympic Châu Á tin tưởng rằng nếu một trong hai thành phố có được cơ hội tổ chức ASIAD 2014 thì họ đều có khả năng tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn nhất Châu Lục này”. 

 

Phó chủ tịch Latif Butt còn cho biết thêm “OCA đã cân nhắc về việc thay đổi Biểu tượng của Đại hội thể thao Châu Á. Ban tổ chức cũng đã đưa ra một số quyết định có liên quan đến việc làm thế nào để tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn tới đây như ASIAD tại Doha năm 2006, Đại hội thể thao mùa đông Châu Á 2007 tại Changchun, Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á năm 2007, tại MaCao, Đại hội Thể thao Bãi Biển năm 2008 và Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á năm 2009, tại Việt Nam”. Tại cuộc họp này các thành viên Uỷ ban cũng thống nhất rằng công cuộc chuẩn bị cho ASIAD 2006 tại Doha sẽ phải hoàn tất trước ngày 30 tháng 6 tới.

 

Các quan chức của Uỷ ban Olympic Châu Phi gồm Chủ tịch, Tổng thư ký và người quản lý tài chính đã được OCA mời để bàn về việc tổ chức Đại hội thể thao các nước Á – Phi, Afro-Asian Games lần thứ 2. Đại diện của OCA bao gồm các ông Shiekh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah, Latif Butt, Raja Randhir Singh, Celso Dayrit và Hussain-Al Musallamae cùng các quan chức của Uỷ ban Olympic Châu Phi đã thảo luận về mô hình tổ chức Afro-Asian Games lần thứ 2 tại Nigeria năm 2007. Đại hội thể thao các nước Á – Phi lần đầu tiên được tổ chức tại Hyderabad, Ấn Độ năm 2003 và có 98 nước tham gia. Ấn Độ đã bao toàn bộ chi phí ăn, ở và đi lại cho các nước tham gia.

 

Afro-Asian Games mang một ý nghĩa rất quan trọng đó là nâng cao chất lượng các môn thể thao và là dịp để cho vận động viên rèn luyện và học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra còn là cơ hội tăng thêm tình đoàn kết giữa các nước ở 2 châu lục.

 

Các thành phần tham dự cuộc họp: 

 

Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah (Chủ tịch), Timothy Fok (Phó chủ tịch), Celso Dayrit (Phó chủ tịch), Muhammad Latif Butt (Phó chủ tịch), Gafu Rakhimov (Phó chủ tịch), Manuel Silverio (Phó chủ tịch), Sheikh Saud Al-Thani (Phó chủ tịch) Yu Zaiqing (Phó chủ tịch), Rita Subewo (Phó chủ tịch), Raja Randhir Singh (Tổng thư ký), Wei Jizhong (Chủ tịch thể thao), Feng-Shu Chang (Uỷ viên tài chính), Yoshio Kuroda (Uỷ viên ban y tế), Bahram Afsharzadeh (Uỷ viên ban tin tức và sự kiện), Hemasiri Fernando (Uỷ viên về vấn đề văn hoá), Sheikh Talal Fahad Al-Sabah (Ủy viên luật), Natalya Sipovich (Uỷ viên hội nữ vận động viên), Charouck Arirachakran (Chủ tịch Uỷ ban tư vấn), Tsunekazu Takeda (Uỷ viên điều hành), Hussain Al-Musallam (Tổng giám đốc) và Muttaleb Ahmad (Uỷ viên ban tư vấn).

 

Nguyễn Tâm(theo www.dailytimes.com.pk)

 

Ảnh trong bài
  •  Ấn Độ và Hàn Quốc tranh cử đăng cai ASIAD 2014