Tiến đến mùa bóng hạng nhất quốc gia 2005

Ba suất thăng hạng chính thức và 1 suất đi tranh play-off. Nhìn vào xem ra khá “thơm”, rộng thênh thang vừa đủ để 3 ông lớn NHĐÁ, Thừa Thiên-Huế và Thể Công xí phần từ 1 đến 3. Vị trí còn lại, nếu rơi vào ngoài 3 đội trên thì nhân vật thứ tư cũng khó có “cửa” để tranh với đội xếp thứ 11 của hạng chuyên nghiệp. Nhưng đó chỉ là chuyện về mặt lý thuyết, còn trên thực tế sân cỏ lại khác…

Ba suất thăng hạng chính thức và 1 suất đi tranh play-off. Nhìn vào xem ra khá “thơm”, rộng thênh thang vừa đủ để 3 ông lớn NHĐÁ, Thừa Thiên-Huế và Thể Công xí phần từ 1 đến 3. Vị trí còn lại, nếu rơi vào ngoài 3 đội trên thì nhân vật thứ tư cũng khó có “cửa” để tranh với đội xếp thứ 11 của hạng chuyên nghiệp. Nhưng đó chỉ là chuyện về mặt lý thuyết, còn trên thực tế sân cỏ lại khác…

Một cuộc bứt phá dễ dàng?

Theo lệ hàng năm ở giải hạng nhất, đội nào muốn thăng hạng thì cứ tạo thêm nhiều cú “hích” là cửa thăng hạng sẽ rộng mở bởi hầu hết các đội ở hạng này chưa sẵn sàng, chưa đủ lực để chuyển sang sân chơi V-League. Đó cũng là lý do tại sao mà trong các mùa bóng gần đây, nhóm đội đua tranh thăng hạng đã bứt đi khá thoải mái và nhanh chóng tạo khoảng cách so với nhóm hai.

Ở mùa bóng 2000-2001 chỉ có bộ ba Bình Định – Đà Nẵng – Hải Quan; mùa sau có GĐT-LA, HA-GL và Đồng Tháp; tiếp đến là Bình Dương – Hải Phòng – Thanh Hóa ở mùa bóng 2003 và mới đây là TMN-CSG, HP-HN và TT-Huế. Còn mùa bóng 2005 thì sao? Người ta đã tiên đoán sẽ khó thoát khỏi tay của bộ ba Thể Công – TT-Huế và Ngân hàng Đông Á. Và như vậy, giải hạng nhất năm nay sẽ sớm rơi vào sự nhàm chán?

Chưa hẳn thế bởi năm nay, sân chơi hạng nhất đã xuất hiện khá nhiều doanh nghiệp và chính sự xuất hiện của những thương hiệu này sẽ làm cho bầu không khí của giải hạng nhất trở nên sinh động hơn và cũng dễ xảy ra… nhiều chuyện hơn.

Thanh Hóa – “kẻ phá bĩnh” hay sẽ tham gia vào cuộc đua “tứ mã”?
Nhóm 4 đội Thanh Hóa, Bưu điện, Quảng Nam và Tiền Giang vốn nằm ở giữa bảng xếp hạng mùa rồi, trong đó Thanh Hóa đã nhanh chóng nhảy vào bờ trụ hạng và sớm tạo ảnh hưởng đến cuộc tranh chấp ở cả hai đầu trong bảng xếp hạng. Một Bưu điện có khoảng giữa giải chợt loé lên đầy xuất thần với trận thắng mang tính bước ngoặt để giữ chân TT-Huế đá tiếp hạng nhất mùa này.

Trong nhóm 4 đội này, Thanh Hóa có vẻ bình lặng nhất trong giai đoạn chuẩn bị và chính sự lặng lẽ đó mà Thanh Hóa đang trở thành đối thủ khó chịu nhất cho nhóm đội đua tranh thăng hạng. Lực lượng không có cầu thủ nước ngoài, đa số là cầu thủ trẻ, nhưng hai mùa liên tiếp Thanh Hóa đã gây khó dễ cho nhóm đội ở “chiếu trên”.

Liệu mùa bóng năm nay Thanh Hóa có tiếp tục cầm chịch vai trò “kẻ phá bĩnh” hay đề ra mục tiêu thăng hạng rõ ràng? Chính đội bóng xứ Thanh đang là mối quan tâm hàng đầu cho nhóm đội đua tranh 3 vé thăng hạng chính thức.

Cuộc đua trụ hạng: đông - vui
Chỉ có 1 suất rớt hạng nên sẽ nảy sinh ra nhiều chuyện để nói khi mà ở vạch xuất phát, đội nào cũng tỏ ra “rắn mặt” cả. Hai đội được soi nhiều nhất là tân binh Khatoco-Khánh Hòa và Strata-Đồng Nai, nhưng sự chuẩn bị về lực lượng cũng như kinh phí của hai đội này tỏ ra không thua kém gì nhóm cựu binh cả, thậm chí Strata-Đồng Nai còn có đích ngắm xa hơn. Thay “máu” gần như toàn bộ so với đội hình cách đây hai năm, sự trở lại của Khatoco-Khánh Hòa lần này trẻ trung hơn cũng như sự chuẩn bị về kinh nghiệm trận mạc nhiều hơn.

Cùng với hai tân binh là hai đội bóng của ĐBSCL cũng được đưa vào danh sách “đèn đỏ”, nhưng kinh nghiệm của cú “hút chết” ở mùa bóng trước của AG và THS-CT cùng sự chựng lại của Bưu điện, Quảng Nam và sự mới mẻ của Đá Mỹ Nghệ càng tăng thêm sức hấp dẫn ở nhóm đua trụ hạng.

Khi mà sự đeo bám điểm số của nhóm này được kéo dài đến cuối giải thì sức hấp dẫn sẽ gia tăng còn ngược lại, một ứng viên sớm lộ diện và bị “đánh hội đồng” thì dễ nảy sinh những “ngân hàng điểm”, tác động không nhỏ đến cuộc đua giành vé thăng hạng. Và khi ấy, ở phần đầu cuộc đua lại sẽ có nhiều chuyện để nói

Theo SGGP
 

Ảnh trong bài
  • Tiến đến mùa bóng hạng nhất quốc gia 2005